xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thách thức nặng nề sau giải phóng

NGUYỄN CAO

Làm thế nào để xóa dấu IS, lập lại trật tự và thiết lập một xã hội hài hòa lợi ích cho tất cả cộng đồng dân cư là những thách thức không hề nhỏ cho chính quyền Iraq sau khi giải phóng Mosul

Là thành trì của IS từ mùa hè 2014, ngày 9-7 vừa qua, TP Mosul đã được quân đội Iraq giải phóng. Vấn đề đặt ra cho chính quyền Baghdad là phải vượt qua những thách thức trước mắt và lâu dài để đem lại hòa bình, thịnh vượng cho Mosul. Những thử thách đó gồm tổn thất to lớn về vật chất, mâu thuẫn phức tạp về con người và ý thức hệ tôn giáo - cụ thể là giữa tín đồ Hồi giáo phái Shiite với Sunni.

Từ 700 triệu đến 100 tỉ USD

Mosul hiện giờ là đống đổ nát khổng lồ. Ở phía Tây thành phố, nơi đặt đại bản doanh của IS bao gồm 15/54 quận - huyện, có đến 32.000 ngôi nhà và chung cư bị phá hủy hoàn toàn.

Thách thức nặng nề sau giải phóng - Ảnh 1.

8.000 thường dân đã thiệt mạng trong cuộc chiến 9 tháng ở Mosul - Iraq

Ảnh: The Baghdad Post

Trước khi rút lui, ngày 21-6, chiến binh thánh chiến IS còn dùng thuốc nổ đánh sập đại thánh đường Hồi giáo al-Nuri. Điều đáng nói, đây là địa điểm lịch sử, nơi thủ lĩnh tối cao IS Abu Bakr al-Baghdadi tuyên bố thành lập "Vương quốc Hồi giáo toàn cầu" và xưng vương cách đây 3 năm. Phải chăng IS trong cơn tuyệt vọng đã tự phá hỏng giấc mơ của mình?

Trước mắt, Mosul cần từ 700 triệu đến 1 tỉ USD để tái thiết cơ sở hạ tầng như điện, nước, cầu, đường và xây dựng lại bệnh viện, trường học… trong vòng 5 năm. Đó là con số tạm tính của Liên Hiệp Quốc. Để hồi sinh khu vực này thì cần phải bỏ thêm nhiều tỉ USD.

Trong 9 tháng giao tranh giữa IS và quân đội Iraq, hơn 900.000 người Mosul, tức 50% dân số, phải tản cư, bỏ lại nhà cửa. Khoảng 300.000 người hiện vẫn sống trong các trại tị nạn. Nội chuyện lo ăn và chăm sóc sức khỏe cho những người này đã làm chính quyền trung ương và địa phương nhức đầu dù quốc tế cam kết sẽ hỗ trợ.

Ngày 10-7, thủ tướng Iraq tuyên bố nước này cần 100 tỉ USD để tái thiết Mosul trong vòng 10 năm. Ai sẽ chi trả? Một mình Iraq chắc chắn không đủ tiềm lực. Baghdad đang kêu gọi quốc tế hỗ trợ tái thiết Mosul. Dự kiến, hội nghị các nhà tài trợ sẽ được tổ chức trong vài tháng tới tại Kuwait. Iran, một đồng minh lớn của Iraq, hứa sẽ viện trợ 300 triệu USD.

Có thoát được cảnh con rơi?

Có một thực tế mà hầu hết các chuyên gia đều lo ngại: Chính quyền trung ương Baghdad (gồm đa số lãnh đạo theo phái Shiite) sẽ không vội vã tái thiết Mosul, một thành phố có đa số dân theo phái Sunni. Nan giải hơn nữa là chưa có một kế hoạch chính trị nào cho thành phố này.

Dân Mosul, đa số là người Ả Rập phái Sunni, đang thắc mắc làm cách nào để tồn tại dưới sự điều hành của một thế lực mới mang đậm màu sắc Shiite. Tâm lý sợ bị trả thù vì từng hợp tác với IS khá phổ biến trong thành phố.

Mâu thuẫn trong dân cũng rất đáng lo ngại. Nhiều người hợp tác với quân đội Iraq bắt đầu tố cáo những người hàng xóm từng làm việc tích cực cho IS.

Lịch sử cho thấy tất cả thành phố của người Sunni được giải phóng trước đây hiện vẫn sống trong tình trạng hầu như vô chính phủ, không có sự cải thiện nào về đời sống vốn rất khó khăn. Người dân có cảm giác bị chính quyền Baghdad bỏ rơi. Liệu lần này Mosul có may mắn thoát được cảnh con rơi, con rớt?

Chính trong hoàn cảnh nêu trên, IS đã từng chiếm được cảm tình của người dân Mosul. Sau 3 năm chung sống với chế độ độc tài hà khắc của IS, người dân Mosul đã chán ngán tổ chức này lắm rồi. Thế nhưng dưới chế độ Baghdad, họ hy vọng được gì?

Bởi vậy, tái lập niềm tin cho dân chúng là một nhiệm vụ cấp bách. Nữ chuyên gia về Iraq Myriam Benraad cho rằng Iraq không thể tái thiết thành công nếu người dân Mosul tiếp tục sống trong cảnh khốn khó về nơi ăn chốn ở. Từ khi Mỹ rút quân khỏi Mosul năm 2003, người dân ở đây liên tục yêu cầu cải thiện đời sống. Sự thụ động của chính quyền (do người Hồi giáo phái Shiite lãnh đạo) đã tạo điều kiện cho IS sinh sôi nảy nở trong thành phố. "Chúng ta không được lập lại sai lầm này" - bà Benraad nhấn mạnh.

Ông Kader Abderrahim - chuyên gia về Hồi giáo, phó giáo sư (tạm dịch chức danh Maitre de conférence) Đại học Sciences Po Paris - cũng có mối quan ngại tương tự về mâu thuẫn giữa hai phái Shiite và Sunni. "Tái thiết Mosul phải là ưu tiên hàng đầu của chính quyền Baghdad nhưng người ta chưa nghe và chưa thấy động thái rõ rệt nào theo hướng đó" - ông bức xúc.

Theo ông Abderrahim, người ta đã chóng quên một sự kiện lịch sử: Người dân Mosul từng chịu sự đàn áp của chính quyền Shiite 15 năm trời trước khi thành phố này rơi vào tay IS. Cuộc sống đen tối đó có thể tái phát nếu trật tự xã hội ở Mosul không được tái lập.

Đó là chưa kể quân IS vẫn còn ở đâu đó quanh Mosul. Chúng có thể tấn công chiếm những địa điểm mất an ninh kéo dài. Thân nhân gia đình binh lính IS vẫn còn trú ngụ trong thành phố dưới dạng người tị nạn chiến tranh.

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 16-7

Kỳ tới: Al-Baghdadi chết, IS có tiêu vong?

Đa phương hóa

Theo nhận định của bà Myriam Benraad, một mình chính quyền Iraq rất khó ổn định tình hình ở Mosul. Do đó, vấn đề đa phương hóa việc tái thiết và lập lại trật tự xã hội ở thành phố này sẽ là điều không tránh khỏi.

"Xung đột ở Mosul ngày càng mang đậm màu sắc quốc tế. Rất khó cho chính quyền Baghdad một thân một mình đối phó những thử thách quá lớn. Nếu trong vài tháng tới, Baghdad không thể đưa ra những quyết định đúng đắn để bình ổn, tái lập an ninh ở Mosul nói riêng và đất nước nói chung thì nên thành lập một thiết chế đa phương nhưng không nên đặt dưới quyền điều hành đơn phương của Mỹ" - bà Benraad lưu ý.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo