Bloomberg đưa tin Phó Thủ tướng Prawit Wongsuwan sẽ tạm thời giữ chức thủ tướng Thái Lan thay cho ông Prayuth, bắt đầu từ ngày 24-8.
"Tướng Prayuth Chan-Ocha hoàn toàn tôn trọng quyết định của tòa án hiến pháp và sẽ ngừng thực hiện nhiệm vụ thủ tướng kể từ hôm nay” - phát ngôn viên chính phủ Anucha Burapachaisri xác nhận.
Ông Prayuth, 68 tuổi, sẽ tiếp tục giữ chức bộ trưởng quốc phòng.
Ông Prayuth nắm giữ quyền lực kể từ khi trở thành thủ tướng sau cuộc đảo chính năm 2014 do ông dẫn đầu. Ông cũng vượt qua các cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm và các cuộc biểu tình lớn vào năm 2020, trong đó kêu gọi ông từ chức.
Quyền hạn thủ tướng của ông Prayuth sẽ bị đình chỉ kể từ ngày 24-8 cho đến khi tòa án đưa ra phán quyết về đơn kiện của các đảng đối lập. Ông có 15 ngày để phản hồi lên tòa án.
Một tòa án hiến pháp Thái Lan đã ra lệnh cho ông Prayuth Chan-Ocha tạm ngừng làm thủ tướng. Ảnh: Bloomberg
Các cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy uy tín của ông Prayuth sụt giảm một phần do việc xử lý dịch Covid-19 và lạm phát gia tăng. Hơn 93% trong số 374.063 người được khảo sát bởi một mạng lưới học giả từ 8 trường đại học Thái Lan cho biết ông không nên tại vị quá 8 năm, theo kết quả được công bố ngày 22-8.
Trưởng khoa Khoa học chính trị tại Trường ĐH Ubon Ratchathani, Titipol Phakdeewanich, bình luận rằng quyết định của tòa án là “bất ngờ rất lớn” và có thể nhằm hạ nhiệt chính trị. Đa số thành viên trong tòa án này được chỉ định bởi Thượng viện do quân đội hậu thuẫn.
Đã có suy đoán về cuộc bầu cử sớm - phải được tiến hành vào tháng 3-2023 khi nhiệm kỳ 4 năm của chính phủ ông Prayuth kết thúc. Các đối thủ của ông Prayuth yêu cầu tòa án ra phán quyết về thời điểm kết thúc nhiệm kỳ của ông. Họ khẳng định ông Prayuth không thể tiếp tục làm thủ tướng sau ngày 23-8 theo quy định được quân đội hậu thuẫn ban hành vào năm 2017.
Tuy nhiên, một số người ủng hộ ông Prayuth phản đối quan điểm trên bằng cách lập luận rằng nhiệm kỳ của ông chỉ được tính từ khi Hiến pháp do quân đội hậu thuẫn có hiệu lực vào năm 2017.
Bình luận (0)