xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tham vọng tạo “siêu nhân”

Huệ Bình

Bạn có muốn thay đổi gien đứa con tương lai để giúp chúng thông minh, mạnh mẽ hoặc ưa nhìn hơn?

Khi khoa học có triển vọng hiện thực hóa điều này, cộng đồng quốc tế đã tranh cãi về vấn đề đạo đức liên quan đến ý định tăng cường năng lực của con người bằng công nghệ sinh học, như cấy ghép não hay chỉnh sửa gien.

Có điều, xu hướng tạo “siêu nhân” nói trên khó có thể xuất hiện ở các nước phương Tây, nơi đi tiên phong về nhiều công nghệ hiện đại, mà có thể trở nên phổ biến ở Trung Quốc.

Quan điểm có thể là một lý do. Trong nhiều cuộc khảo sát ở các nước phương Tây, hầu hết người được hỏi đều phản đối nỗ lực “nâng cấp” con người. Ví dụ, cuộc khảo sát trên 4.726 người Mỹ mới đây của Trung tâm Nghiên cứu Pew (Mỹ) cho thấy đa số không muốn cấy chip vào não để cải thiện trí nhớ, cũng như xem những can thiệp như thế là trái đạo đức.

Một số cuộc thăm dò khác ở Đức, Mỹ và Anh cho thấy người dân phản đối mạnh mẽ chuyện lựa chọn những phôi tốt nhất để cấy ghép dựa trên các đặc điểm phi y học như ngoại hình và trí tuệ. Ngay cả ý tưởng đứa bé được sinh ra có sự can thiệp của kỹ thuật tuyển chọn gien nhằm kết hợp những chất liệu di truyền tối ưu của bố mẹ cũng ít được đón nhận.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự phản đối trên: sự an toàn, vấn đề đạo đức, nỗi lo về tình trạng bất bình đẳng khi xuất hiện một thế hệ mới gồm những cá nhân có nhiều lợi thế hơn.

Liệu Trung Quốc có là nước đầu tiên tạo ra thế hệ có gien được cải thiện? Ảnh: REUTERS
Liệu Trung Quốc có là nước đầu tiên tạo ra thế hệ có gien được cải thiện? Ảnh: REUTERS

Tại châu Á, Nhật cũng có quan điểm phản đối cải thiện gien người nhưng một số quốc gia khác, như Trung Quốc và Ấn Độ, lại tỏ ra hào hứng. Điều này khiến một số chuyên gia dự đoán châu Á sẽ đi đầu trong nỗ lực cải thiện gien người.

Rào cản lớn nhất đối với cải thiện gien là quy định cấm chỉnh sửa gien, hiện được thực thi tại châu Âu, Canada và Úc. Trong khi đó, Mỹ không hạn chế chỉnh sửa gien về pháp luật nhưng lại cấm dùng ngân sách liên bang để tài trợ cho nghiên cứu trong lĩnh vực này.

Trung Quốc và Ấn Độ lại thoáng hơn. Chính nguồn tài trợ chính phủ đã giúp Trung Quốc trở thành nước đầu tiên chỉnh sửa gien của phôi người bằng công cụ CRISPR-cas9 vào năm 2015. Nước này cũng tiên phong trong việc sử dụng công cụ CRISPR-cas9 để chỉnh sửa tế bào mô người phục vụ điều trị bệnh ung thư.

Có 2 yếu tố chính góp phần dẫn đến sự phổ biến của công nghệ cải thiện gien ở Trung Quốc so với phương Tây: Nghiên cứu phát triển công nghệ và sự ủng hộ của dư luận. Ngoài ra, Bắc Kinh không ít lần cho thấy họ sẵn sàng bất chấp các quy tắc quốc tế để thúc đẩy lợi ích riêng.

Thật vậy, theo trang The Conversation, nếu chúng ta gạt các yếu tố đạo đức và an toàn sang một bên, cải thiện gien có thể mang lại không ít lợi thế cho các nước theo đuổi nó.

Việc cải thiện trí thông minh của người dân có thể tác động đáng kể lên tăng trưởng kinh tế. Một số gien có thể giúp vận động viên có lợi thế không nhỏ trong các cuộc thi đấu quốc tế. Một số gien có tác động lên xu hướng bạo lực nên việc điều chỉnh chúng có thể giúp giảm tỉ lệ tội phạm.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo