xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thánh chiến ở Syria: Khi người Alawi cũng nổi dậy

Nguyễn Cao

Cộng đồng người Alawi là nền tảng của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad. Tuy nhiên, cũng có một số người Alawi theo quân nổi dậy và trở thành những kẻ xa lạ trong mắt người Sunni

img
Hơn 100 dân làng Houla bị giết trong cuộc “thánh chiến”. Ảnh: DPA
Assef là một người đàn ông Alawi khoảng 30 tuổi. Đó không phải là tên thật của Assef vì anh có quá nhiều kẻ thù. Anh yêu cầu được giấu tên khi tiếp xúc với Deborah Amos, phóng viên đài phát thanh Mỹ VPR.

Ngộ nhận bản chất “cách mạng”

Deborah gặp Assef tại Antakya, một thị trấn vùng biên giới của Thổ Nhĩ Kỳ nằm ở Tây Bắc Syria. Assef là một trong số ít người Alawi theo “cách mạng” nhưng rất mù mờ về bản chất cuộc chiến chống lại chính quyền Damascus.

Lý do Assef quay lưng với chế độ al-Assad được giải thích: “Họ không còn hành động theo lý trí. Họ chỉ hành động theo cảm tính”. Họ ở đây là những người Alawi vẫn còn trung thành với Tổng thống al-Assad.

Assef thú thật anh muốn chế độ này sụp đổ nên phải bỏ quê đến Thổ Nhĩ kỳ. Bản thân Assef giờ đây an toàn nhưng gia đình anh thì không. Trang Facebook của anh - Alawite Youth - đầy rẫy những lời chỉ trích chính quyền Damascus. Mới đây, gia đình của anh sinh sống ở thành phố cảng Latakia của Syria, nơi có cộng đồng lớn người Alawi, cho biết liên tục bị khủng bố. Nhiều người đàn ông đột nhập gia đình Assef, đánh đập em trai anh rồi gọi điện thoại cho anh.

Assef thuật lại: “ Họ đe dọa giết chết anh em tôi, cưỡng hiếp em gái tôi nếu tôi không ra đầu thú”. Mọi người trong gia đình từng ủng hộ quan điểm chính trị của Assef giờ đây yêu cầu xóa bỏ trang Facebook mà anh tạo dựng từ tháng 4-2011. Trước đó một tháng, cuộc nổi dậy bắt đầu với những cuộc biểu tình đòi dân chủ dân sinh kiểu “mùa xuân Ả Rập” từng lật đổ chính quyền Yemen, Ai Cập, Libya...

Assef theo “cách mạng” từ những ngày đầu bởi tin rằng đó là một cuộc đấu tranh vì tự do, chứ không phải là một cuộc thánh chiến giữa người Sunni và người Alawi. Bây giờ, Assef mới ngộ ra bản chất cuộc chiến.

Assef từng đi biểu tình chống chính phủ và bị bắt giam, tra tấn nhiều tháng. Anh chạy sang Thổ Nhĩ Kỳ cách đây 5 tháng, tiếp tục bày tỏ chính kiến trên trang Facebook với sự giúp đỡ của một chiến hữu người Sunni.

Cách đây 2 tuần, Assef đã xóa bỏ trang Facebook mà trong lòng nặng trĩu những băn khoăn. Người bạn Sunni của anh đã bị giết trong cuộc thảm sát dân làng Houla. Vụ việc xảy vào trưa 25-5. Theo báo cáo của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (LHQ), 108 dân làng đã bị giết, trong đó có 9 trẻ em và 34 phụ nữ. Hầu hết họ bị giết bằng búa, dao và súng. Phản ứng của phương Tây là trục xuất đại sứ Syria tại LHQ và tại 12 nước sau khi quy tội ác cho chính quyền Syria. Trong khi đó, Damascus tố cáo phe nổi dậy là thủ phạm bởi nhiều nạn nhân là người Alawi hoặc Sunni không ủng hộ phe nổi dậy.
img
Nữ diễn viên điện ảnh Fadwa Suleiman, người Alawi theo phe nổi dậy, nói bà rất buồn vì cách mạng đã “đi sai hướng”. Ảnh: Reuters

Sau đó, LHQ phải xem xét kết luận ban đầu của mình khi ngày 27-6, Ủy ban Syria của LHQ tuyên bố không có đủ bằng chứng khẳng định ai gây ra vụ thảm sát này. Đặc biệt, trong 2 số báo ra ngày 8 và 14-6, tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung, nhật báo hàng đầu của Đức, dẫn lời các nhân chứng cho biết quân nổi dậy đã gây ra vụ việc rồi đổ lỗi cho quân chính phủ. Theo tờ báo này, 700 quân FSA (Quân đội Syria Tự do) từ nơi khác đến tấn công dân làng, giết chết các gia đình theo phái Alawi hoặc Shia “phản cách mạng”.

Bị cô lập

Kể từ ngày theo “cách mạng”, cảm giác bị cô lập ám ảnh tâm trí Assef rất nhiều. Ngay trong cộng đồng người Syria tị nạn ở miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ, Assef cũng bị kỳ thị ra mặt.

Assef bức xúc: “Chúng tôi (người Alawi) không được họ chào đón một cách thân thiện. Mỗi ngày, thậm chí mỗi giờ, bạn phải chứng tỏ rằng bạn ủng hộ cách mạng”. Điều này đã được thể hiện khá rõ tại quán cà phê mà nhà báo Mỹ Deborah Amos gặp Assef. Có rất nhiều chiến binh trẻ Sunni đến Thổ Nhĩ Kỳ giữa 2 trận đánh để “nghỉ giải lao” trong quán cà phê này. Họ nhìn Assef với ánh mắt lạ, rõ ràng không thân thiện.

Assef bộc bạch: “Hiện giờ, tôi rất buồn vì chuyện này. Buồn và thất vọng vì những ánh mắt đầy nghi kỵ. Tôi hiểu ánh mắt đó chứ. Nó trở thành một căn bệnh của người dân Syria”.

Cuộc nổi dậy và sự đáp trả của chính quyền đã thay đổi tất cả. Assef nhớ lại: “Mười năm trước, khi còn đi học, chúng tôi - những người Sunni, Alawi và Công giáo - chơi với nhau rất hòa thuận. Lúc đó, khi tôi nói: “Mày là một gã Sunni đần độn” và bạn tôi đáp trả: “Mày là một gã Alawi đần độn”, chúng tôi đều cười xòa. Lúc đó có tình bạn thật sự”.

Khi chia tay nhà báo Mỹ, Assef buồn rầu nói: “Tôi từng đau khổ vì chế độ al-Assad. Ở đây (Thổ Nhĩ Kỳ), tôi tiếp tục đau khổ vì phe đối lập”.

Kỳ tới: Tương lai nào cho Syria?

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo