xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Thành phố cấm” ở Nga

LỤC SAN

Đặc điểm của các thành phố này là hàng rào dây thép gai, đội ngũ lính canh vũ trang, người nước ngoài bị cấm bén mảng đến

Nước Nga hiện có 44 “thành phố đóng cửa” hay “thành phố cấm” (có tài liệu nói 42) với khoảng 1,5 triệu người sinh sống. Đây là những nơi không cho phép người nước ngoài lui tới.

Không có trên bản đồ thường

Theo website Weird Russia, khái niệm “thành phố đóng cửa” bắt đầu xuất hiện ở Liên Xô vào cuối những năm 1940 với mục đích chủ yếu là phục vụ lợi ích của các tập đoàn công nghiệp lớn, quân đội hoặc cơ quan nghiên cứu hàng đầu. Các cộng đồng bí mật này là nơi trú đóng của các căn cứ quân sự, nhà máy vũ khí và các cơ sở nghiên cứu bí mật. Chúng đặc biệt đóng vai trò quan trọng đối với những ngành công nghiệp nguyên tử, luyện kim, hóa chất và quân sự. Nhà chức trách khi đó đã phủ nhận sự tồn tại của chúng để tránh ánh mắt dòm ngó của nước ngoài.

Không dễ định vị những địa điểm này bởi chúng không có trên bản đồ thông thường. Chỉ những bản đồ mật - rất ít người được tiếp cận - mới cho thấy các “thành phố cấm” tọa lạc ở đâu. Ngoài ra, việc giao tiếp của cư dân bên trong thành phố đặc biệt này với bên ngoài không hề dễ dàng chút nào. Mọi loại thư tín phải được chuyển đến một hộp thư mật đặt ở một khu vực khác, sau đó chúng sẽ được chuyển đến cho người nhận. Thông tin về “thành phố đóng cửa” được giữ kín cho đến khi bức màn bí mật được vén lên vài chục năm sau đó.

Biển cấm đi vào một khu vực nhiễm xạ tại TP OzerskẢnh: LIVE JOURNAL
Biển cấm đi vào một khu vực nhiễm xạ tại TP OzerskẢnh: LIVE JOURNAL

Chính sách liên quan đến “thành phố đóng cửa” có những thay đổi lớn vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990. Một số thành phố, chẳng hạn như Perm, đã được mở cửa trước khi Liên Xô sụp đổ. Một số khác, như Kaliningrad và Vladivostok, đóng cửa cho đến năm 1992. Hiến pháp mới của Liên bang Nga được phê chuẩn năm 1993 đã đưa ra những điều chỉnh đáng kể về “thành phố đóng cửa”, như chúng được đổi tên là “thực thể lãnh thổ hành chính đóng cửa” (ZATO). Đặc điểm chính của những địa phương này là có hàng rào dây thép gai bao quanh, đội ngũ lính gác có vũ trang và người nước ngoài bị cấm bén mảng đến.

Khó đến, khó đi

Dĩ nhiên, những “thành phố cấm” như thế tọa lạc ở các khu vực xa xôi hẻo lánh, không có đường đi chính thức dẫn đến đó. Các công dân Nga muốn bước vào hoặc ra khỏi những “cấm thành” này phải có loại giấy phép đặc biệt do nhà chức trách cấp.

Một trong những “thành phố đóng cửa” được biết đến là Ozersk, nằm tại vùng Chelyabinsk, miền núi Ural. Nhiều khu vực của địa phương này, nằm cách thủ đô Moscow khoảng 1.600 km, hiện không có cư dân sinh sống. Gần TP Ozersk có một trung tâm chuyên lưu trữ chất thải hạt nhân. Thời Liên Xô, thành phố là một trong những nơi sản xuất plutoni chính dùng để chế tạo vũ khí hạt nhân.

Năm 1957 ghi nhận trang sử đen tối của TP Ozersk khi xảy ra vụ nổ bồn chứa 80 tấn chất thải phóng xạ. Thảm họa buộc hàng ngàn cư dân phải sơ tán khỏi thành phố và nhiều người trong số họ đã tử vong sau đó. Ngày nay, mọi chuyện xảy ra bên trong và xung quanh TP Ozersk đều được xếp vào loại bí mật quân sự.

Ngoài ra, có thể kể đến Zarcheny, một “thành phố đóng cửa” ở vùng Sverdlovsk, cách Moscow 660 km. Khoảng 62.000 cư dân ở đây hiện sống bên trong hàng rào thép gai cao. TP Zarechny - trước đây có tên gọi là Penza-19 - có một nhà máy chế tạo một số bộ phận vũ khí hạt nhân, nơi làm việc của hầu hết cư dân thành phố. n

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo