Theo báo cáo từ cuộc nghiên cứu “Khí hậu thay đổi tương lai” do giáo sư Paul Epstein, thuộc Trung tâm Y tế và Môi trường toàn cầu thuộc Đại học Y Harvard, lãnh đạo với sự cộng tác của công ty tái bảo hiểm Swiss Re và Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, “khi khí hậu trở nên nóng lên thì bệnh sốt rét trở nên phổ biến hơn ở những vùng núi có khí hậu mát mẻ tại châu Phi, châu Á và châu Mỹ Latinh, nơi mà trước đây người dân tìm chỗ định cư để tránh những đàn côn trùng gieo bệnh sốt rét. Giờ thì những nơi này không còn an toàn nữa: Các ca nhiễm sốt rét đã tăng gấp 4 lần trong 10 năm qua và hiện tại bệnh sốt rét đang giết chết 3.000 trẻ em châu Phi mỗi ngày”. Báo cáo cảnh báo rằng “bệnh sốt rét có thể bất ngờ bùng phát tại các nước phát triển, đặc biệt là trong những khu vực gần biên giới những nơi truyền bệnh vì nhiệt độ tăng làm gia tăng số lượng muỗi và các loại côn trùng nhỏ ký sinh mang virus sốt rét, virus West Nile và bệnh Lyme...”.
Khí hậu nóng lên cũng là điều kiện thích hợp cho các loại cây thải ra nhiều phấn hoa và vài loại nấm đất phát triển tốt hơn. Các khí thải nhà kính tạo ra do quá trình tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu hỏa...) là tác nhân giữ lại sức nóng của mặt trời trong bầu khí quyển, làm gió bão mạnh thêm và sa mạc hóa đất đai, gia tăng lượng bụi trong không khí. Đây là những nguyên nhân làm gia tăng bệnh suyễn.
Bình luận (0)