xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thế trận giằng co ở Ukraine

LỤC SAN

Nga đang tìm kiếm sự ủng hộ của Trung Quốc về vấn đề Ukraine song Bắc Kinh có vẻ chọn cửa giữa

Nghị viện Crimea ngày 6-3 đã bỏ phiếu đồng tình gia nhập Liên bang Nga và quyết định trưng cầu dân ý về vấn đề này vào ngày 16-3 tới.

Sóng gió miền Đông

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho hay Tổng thống Vladimir Putin đã nhận được kiến nghị của chính quyền Crimea và Duma Quốc gia (hạ viện) Nga đang xem xét.

Ngoài ra, Thủ tướng Crimea Sergei Aksyonov nói lực lượng thân Nga đã kiểm soát toàn bộ bán đảo tự trị này và bao vây các căn cứ quân sự Ukraine chưa chịu đầu hàng. Một ngày trước đó, Văn phòng Tổng Công tố Ukraine thông báo đã phát lệnh bắt Thủ tướng Aksyonov cùng Chủ tịch Quốc hội Crimea với cáo buộc phạm tội hình sự.

 

Người biểu tình chuẩn bị treo cờ Nga lên tòa nhà hành chính TP Donetsk ngày 5-3 Ảnh: ITAR-TASS

Người biểu tình chuẩn bị treo cờ Nga lên tòa nhà hành chính TP Donetsk ngày 5-3

Ảnh: ITAR-TASS

 

Trong ngày 5-3, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon cho biết ông sẽ cử phái viên thứ ba, ông Ivan Simonovic, đến miền Đông Ukraine, trong đó có Crimea. Sự điều động này diễn ra sau khi phái viên Robert Serry chấp nhận rời khỏi Crimea do bị một nhóm vũ trang bao vây.

TP Donetsk ở miền Đông Ukraine cũng nóng bỏng không kém. Nhân viên các cơ quan thi hành pháp luật đã chiếm lại tòa nhà hành chính địa phương ngày 6-3 từ tay những người đòi biểu tình thân Nga. Cảnh sát thông báo đã bắt giữ gần 70 người, trong đó có Pavel Gubarev - được người biểu tình bầu chọn là “thị trưởng nhân dân” Donetsk, sau khi họ không chấp nhận ông Sergiy Taruta do chính quyền mới ở Kiev chỉ định.

Trước đó, hôm 5-3, hàng trăm người ủng hộ đã chiếm tòa nhà hành chính Donetsk, tràn vào phòng họp và văn phòng thống đốc rồi treo cờ Nga. Họ đòi trưng cầu dân ý về số phận của Donbas, khu vực đông dân nhất miền Đông Ukraine (Donetsk là thủ phủ không chính thức của Donbas).

Cùng thời điểm, khoảng 5.000 người tập trung tại quảng trường trung tâm Donetsk và hô vang khẩu hiệu ủng hộ chính quyền Kiev, sau đó đụng độ với khoảng 1.000 người thân Nga làm 7 người bị thương. Việc xuất hiện nhóm biểu tình ủng hộ Kiev được xem là diễn biến mới ở Donetsk - nơi đa số cư dân nói tiếng Nga và là quê nhà của Tổng thống bị phế truất Viktor Yanukovych.

Trong lúc cuộc giằng co ở miền Đông chưa êm thì dư luận thế giới lại xôn xao về nghi án các thủ lĩnh phe đối lập ở Kiev, chứ không phải ông Yanukovych, đứng sau những tay súng bắn tỉa thảm sát người biểu tình hồi tháng 2.

Vấn đề vỡ lở khi trên internet hôm 5-3 xuất hiện đoạn băng ghi âm cuộc trò chuyện giữa Ngoại trưởng Estonia Urmas Paet và Cao ủy Đối ngoại Liên minh châu Âu (EU) Catherine Ashton. Qua đó, người ta có cơ sở để xác định rằng các tay súng bắn tỉa ở quảng trường Độc Lập (Maidan) và các thủ lĩnh đối lập có mối liên hệ với nhau. Theo số liệu của Bộ Y tế Ukraine, 100 người đã thiệt mạng và gần 1.000 người bị thương trong thời gian xảy ra tình trạng hỗn loạn từ ngày 30-11-2013.

Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Duma Nga, ông Alexei Pushkov, nhận định xì-căng-đan này đã đảo ngược toàn bộ bức tranh thông tin về Ukraine và khiến nhân dân Ukraine không còn tin một thủ lĩnh Maidan nào nữa.

 

Ngoại giao bế tắc

Trong khi đó, tiếp xúc Chủ tịch Nghị viện châu Âu Martin Schulz hôm 6-3, Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk cảnh báo Nga hãy ngừng gia tăng căng thẳng, rút quân ở Crimea về. Ông nhấn mạnh Moscow cần phải tuân thủ một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng ở Ukraine.

Theo Reuters, ở Paris - Pháp hôm 5-3, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã từ chối gặp ông Yatsenyuk cũng như không đồng ý đề cử một “nhóm tiếp xúc” để tìm giải pháp cho khủng hoảng Ukraine, bất chấp Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và các vị đồng nhiệm châu Âu cố gây áp lực. Kết quả, ngoại trưởng các nước không đạt được thỏa thuận nào. Điều lạc quan duy nhất, theo ông John Kerry, là các bên đã nhất trí vấn đề then chốt: Đối thoại hơn là chiến tranh.

Cuộc họp thượng đỉnh EU khẩn cấp ngày 6-3 cũng ít có khả năng thông qua được các biện pháp trừng phạt Nga, nhà cung cấp khí đốt lớn nhất ở châu Âu, bởi vì cả cường quốc công nghiệp Đức lẫn trung tâm tài chính Anh đều không thiết tha ủng hộ điều này.

Lúc này, Nga đang tìm kiếm sự ủng hộ của Trung Quốc. Tổng thống Putin đã gọi điện cho Chủ tịch Tập Cận Bình hôm 5-3. Tuy nhiên, Bắc Kinh có vẻ chọn cửa giữa: không ủng hộ cũng không chỉ trích Moscow. Theo Tân Hoa Xã, ông Tập nhận định tình hình Ukraine rất phức tạp và nhạy cảm, đồng thời tin rằng “Nga có thể thúc đẩy sự ổn định chính trị và an ninh khu vực cũng như thế giới” thông qua đàm phán.

Ngoài mặt trận ngoại giao, Nhà Trắng hôm 6-3 còn áp đặt lệnh cấm thị thực đối với những công dân Nga và Cộng hòa tự trị Crimea nào bị xem là “đe dọa chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine”. Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng ký một sắc lệnh cho phép trừng phạt “các cá nhân và thực thể chịu trách nhiệm về những hoạt động làm hủy hoại tiến trình hoặc các thể chế dân chủ ở Ukraine”.

Trước đó một ngày, Lầu Năm Góc thông báo sẽ tăng gấp đôi số lượng chiến đấu cơ tuần tra tại khu vực gần Nga, cụ thể là triển khai thêm 6 máy bay F-15 và 1 máy bay tiếp liệu KC-135. Song song đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã “bật đèn xanh” cho một tàu chiến Mỹ băng qua eo biển Bosphorus vào biển Đen.

 

Tình báo Mỹ bị chỉ trích

Văn phòng Tình báo quốc gia Mỹ hôm 5-3 đã bác bỏ việc chỉ trích họ bị bất ngờ trước hành động can thiệp quân sự của Nga vào Ukraine. Ông Shawn Turner, người phát ngôn của Giám đốc Tình báo quốc gia Mỹ James Clapper, cho biết cộng đồng tình báo nước này “thường xuyên cảnh báo về xu hướng đáng lo ngại trong chính sách đối ngoại của Nga” kể từ khi ông Vladimir Putin ngồi lại ghế tổng thống năm 2012.

Trước đó, một số nghị sĩ Mỹ chất vấn về hiệu quả làm việc của giới tình báo nước này sau những bước đi quân sự đột ngột của Nga ở Cộng hòa tự trị Crimea thuộc Ukraine. Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ, nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rogers, cho biết cơ quan này đã ra lệnh xem xét lại đánh giá của tình báo Mỹ. Đài CNN dẫn lời nghị sĩ Đảng Cộng hòa Peter King cho biết: “Rõ ràng chúng ta không dự đoán được mức độ can thiệp của người Nga vào Ukraine như những gì đã xảy ra”.

Tại buổi điều trần trước Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ hôm 5-3, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel cho rằng hành động của Moscow không khiến Washington ngạc nhiên bởi “chúng ta đã nhận thức được mối đe dọa này”. Dù vậy, thượng nghị sĩ John McCain vẫn chỉ trích về “thất bại” của Mỹ trong việc đoán định đường đi nước bước của ông Putin.

G.Hòa

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo