xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Thứ hai đen tối" trong vòng xoáy Covid-19

CAO LỰC

Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang tìm cách để phân phối vắc-xin Covid-19 cho Ấn Độ và các nước khác

Ấn Độ hôm 3-5 công bố thêm 368.147 ca nhiễm, lên tổng cộng 19,93 triệu ca kể từ khi đại dịch Covid-19 khởi phát. Đây là ngày thứ 12 liên tiếp quốc gia này ghi nhận hơn 300.000 ca nhiễm mới sau 24 giờ. Số người thiệt mạng vì Covid-19 cũng tăng thêm 3.417 người, lên tổng cộng 218.959 người. Theo nhóm khoa học gia cố vấn cho chính quyền Thủ tướng Narendra Modi, đại dịch Covid-19 có thể đạt đỉnh tại Ấn Độ trong giai đoạn từ ngày 3-5 đến 5-5, sớm hơn vài ngày so với ước tính trước đó bởi virus lây lan mạnh mẽ hơn dự kiến.

Thủ tướng Modi thời gian qua bị chỉ trích nặng nề vì không triển khai những bước đi sớm nhằm ngăn chặn virus và để hàng triệu người tham dự các sự kiện tôn giáo, cũng như các cuộc vận động tranh cử trong tháng 3 và tháng 4, bất chấp cảnh báo của nhóm cố vấn nêu trên.

Hiện vẫn chưa rõ khủng hoảng Covid-19 sẽ gây tác động chính trị như thế nào đến Thủ tướng Modi và Đảng Bharatiya Janata (BJP) cầm quyền trong cuộc tổng tuyển cử vào năm 2024. Theo kết quả các cuộc bầu cử bang được công bố hôm 2-5, BJP giành chiến thắng tại Assam nhưng thất bại tại bang chiến địa West Bengal và 2 bang khác ở miền Nam.

Các nhà phân tích khẳng định kết quả trên đã làm suy yếu ảnh hưởng của vị thủ tướng 70 tuổi, đặc biệt là trong bối cảnh Covid-19 khiến hệ thống y tế quá tải và tình trạng thiếu thốn vắc-xin buộc nhiều bang của Ấn Độ hoãn kế hoạch tiêm phòng cho người trưởng thành, vốn được lên kế hoạch bắt đầu vào ngày 1-5. Trong một tuyên bố hôm 3-5, Giám đốc điều hành Pfizer Albert Bourla thông báo hãng dược đến từ Mỹ này đang đàm phán với chính phủ Ấn Độ về "lộ trình phê duyệt nhanh chóng" dành cho vắc-xin Covid-19 của Pfizer và đối tác BioNTech (Đức).

Thứ hai đen tối trong vòng xoáy Covid-19 - Ảnh 1.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại thủ đô Bangkok - Thái Lan hôm 3-5 Ảnh: REUTERS

Tại một số quốc gia khác ở châu Á, Campuchia hôm 3-5 trải qua "thứ hai đen tối" với mức tăng ca nhiễm mới kỷ lục là 841 ca, nâng tổng số ca nhiễm tại quốc gia này lên 15.361 ca. Số ca tử vong sau 24 giờ tăng thêm 4 ca, lên tổng cộng 106 ca. Cùng ngày, Đô trưởng Phnom Penh Khuong Sreng cảnh báo mọi cư dân trong "vùng đỏ" (những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất vì Covid-19) phải tuân thủ các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt kể cả sau ngày 5-5, thời điểm kết thúc dự kiến của lệnh phong tỏa hiện tại.

Trong khi đó, Bộ Y tế Thái Lan hôm 3-5 thông báo tổng số ca nhiễm và ca tử vong là 71.025 và 276 ca, trong đó có 2.041 ca nhiễm và 31 ca tử vong mới - mức tăng kỷ lục kể từ khi đại dịch bùng phát. Cùng ngày, Bộ Y tế Indonesia thông báo nước này đã ghi nhận 2 ca nhiễm đầu tiên liên quan đến biến thể kép B1617 của virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 được phát hiện lần đầu tại Ấn Độ. Giới khoa học đang tìm hiểu liệu B1617 có phải là nguyên nhân khiến Ấn Độ chìm sâu vào vòng xoáy Covid-19 hay không.

Bệnh viện khắp cả nước quá tải cũng là tình trạng tại Argentina, khi tổng số ca nhiễm Covid-19 đã vượt ngưỡng 3 triệu ca vào ngày 2-5, bất chấp lệnh phong tỏa nghiêm ngặt vừa được chính quyền Tổng thống Alberto Fernandez công bố vào tuần trước. Trong khi đó, Nga đang hợp tác với nhiều công ty Trung Quốc để đẩy nhanh tốc độ sản xuất vắc-xin Covid-19. Trong những tuần qua, Moscow thông báo đã đạt được thỏa thuận sản xuất tổng cộng 260 triệu liều vắc-xin với các công ty đến từ nền kinh tế thứ 2 thế giới.

Chánh Văn phòng Nhà Trắng Ron Klain hôm 2-5 cho biết chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang tìm cách để phân phối vắc-xin Covid-19 cho Ấn Độ và các nước khác. Theo ông Klain, Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai sẽ thảo luận với Tổ chức Thương mại thế giới về các biện pháp mở rộng cấp phép, phân phối và chia sẻ vắc-xin trong vài ngày tới. 

ASEAN+3 thắt chặt hợp tác tài chính

Các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương của các nước ASEAN cùng Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc cam kết thắt chặt hợp tác tài chính trong khu vực, đồng thời hỗ trợ các nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19.

Tại cuộc họp trực tuyến với ASEAN bên lề hội nghị thường niên của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) hôm 3-5, ba nước Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc cho biết sẽ tìm hiểu "những sáng kiến mới" nhằm củng cố độ an toàn của tài chính khu vực. Trong lúc cam kết sử dụng mọi công cụ chính sách để hướng tới hồi phục kinh tế bền vững, các bộ trưởng tài chính cũng đề cập việc giảm nhẹ nguy cơ của vấn đề khó khăn ngân sách.

Trong cuộc họp trực tuyến gần đây nhất hồi tháng 9 năm ngoái, bộ trưởng tài chính của nhóm ASEAN+3 nêu trên đã đồng thuận đẩy mạnh Thỏa thuận Đa phương hóa sáng kiến Chiang Mai. Đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ ổn định tài chính khu vực, Thỏa thuận Đa phương hóa sáng kiến Chiang Mai cho phép các nền kinh tế thành viên (bao gồm ASEAN+3 và Hồng Kông) giao dịch hoán đổi tiền tệ để ổn định chính sách tiền tệ khi cần thiết, theo Reuters.

Trong khi đó, các chủ đề chính của hội nghị thường niên ADB, theo Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso, là ứng phó đại dịch Covid-19, y tế phổ thông, biến đổi khí hậu, hạ tầng chất lượng cao, minh bạch nợ và phát triển bền vững ở châu Á. Hy vọng 2021 sẽ là năm hồi phục kinh tế song tuyên bố của hội nghị cũng cảnh báo: "Việc hồi phục có thể không đồng đều giữa các nước và ngay trong mỗi nước, đồng thời phụ thuộc vào những nguy cơ bao gồm các biến chủng mới lây lan và mức độ phủ sóng vắc-xin Covid-19".

Hải Ngọc

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo