Tuy nhiên, khi cánh cửa đóng lại sau lưng, ông Cameron và tất cả những người ủng hộ lẫn trợ lý thân cận đều vỡ òa trong cảm xúc. “Khoảnh khắc đó rất xúc động. Tất cả mọi người đều khóc, đàn ông lẫn phụ nữ. Sau đó, ông Cameron cũng bắt đầu bật khóc” – một người có mặt chia sẻ.
Thủ tướng Anh cố kìm nén cảm xúc trước đám đông. Ảnh: PA
Vợ ông Cameron, bà Samantha, theo sát chồng trong giờ phút quan trọng. Ảnh: LNP
Ông David Cameron xúc động trong thông báo từ chức. Nguồn: Daily Mail
Đây là diễn biến không ai ngờ chỉ vài giờ trước đó.
Trong đêm 23-6, ông Cameron đã tập hợp những người bạn thân nhất để đón chờ kết quả của canh bạc châu Âu khổng lồ - cuộc trưng cầu dân ý về việc Anh đi hay ở lại Liên minh châu Âu (EU). Dù lo lắng nhưng thủ tướng Anh vẫn hy vọng vào một sự thành công bởi các cuộc thăm dò trước đó đều nghiêng về kết quả "ở lại".
Sau đó, cơn địa chấn châu Âu bùng nổ khi kết quả cho thấy người Anh lựa chọn rời đi (Brexit) và thời gian của ông Cameron tại tòa nhà số 10 phố Downing – nơi ở dành cho các thủ tướng – cũng cạn theo. Ông Cameron không thể trốn tránh trách nhiệm vì thua cuộc trong cuộc trưng cầu dân ý gây chia rẽ mà lẽ ra ông không nên tổ chức.
Bạn bè của ông Cameron cho biết ông bị sốc nặng vì kết quả bỏ phiếu sau khi chiến thắng vẻ vang trong cuộc tổng tuyển cử diễn ra mới gần 1 năm trước.
“Tôi cảm thấy buồn cho ông ấy. Đây quả là một chuyện kinh khủng. Tôi đã khuyên nên hoãn trưng cầu dân ý đến tháng 12-2017 vì đây là một cuộc chiến mất mát. Nếu phe Ở lại thắng, đảng Bảo thủ sẽ ghét ông ấy. Nếu ngược lại, ông Cameron phải ra đi” – một người bạn thân cận của thủ tướng tiết lộ.
Người dân phản đối "ra đi" tụ tập bên ngoài trụ sở Quốc hội Anh sau khi có kết quả cuộc bỏ phiếu. Ảnh: EPA
Tuy nhiên, ông Cameron vẫn có thể tự hào vì đã giúp kinh tế của Anh đi lên sau khi nhậm chức nhờ đẩy mạnh cải cách khu vực, quản lý chính phủ liên minh một cách tài tình và khiến các đảng đối lập phải rơi vào tình trạng hỗn loạn.
Điều mỉa mai là ông phải rời đi vì cuộc bỏ phiếu khiến Anh phải đối diện với sự chia rẽ sâu sắc và tương lai mờ mịt. Giờ đây, một trong những chính trị gia thành công nhất, thực tế nhất so với những người cùng thế hệ sẽ từ chức trong bóng đen tồi tệ nhất.
Thỉnh nguyện đòi tổ chức lại trưng cầu đạt 3 triệu chữ ký
Thỉnh nguyện thư đòi tổ chức cuộc trưng cầu dân ý thứ hai về tư cách thành viên EU của Anh đã chạm mốc 3 triệu chữ ký trong ngày 26-6. T
Điều oái oăm là người khởi động thỉnh nguyện thư này lại là một nhà vận động "ra đi", anh William Oliver Healey. Anh lập ra thỉnh nguyện thư do lo ngại phe "ở lại" sẽ chiến thắng, điều mà trên thực tế không xảy ra.
Trong thông điệp trên Facebook gần đây, Healey mô tả thỉnh nguyện thư đã bị "cướp mất" nhưng anh xem đó là "ý nguyện của người dân Anh".
Các thỉnh nguyện thư chính phủ đạt trên 100.000 chữ ký sẽ được xem xét tại quốc hội. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng chúng không có nhiều khả năng đảo ngược tình thế, bất kể số người ký tên có nhiều đến đâu.
Bình luận (0)