Tuyên bố của Thủ tướng Yatsenyuk được đưa ra chỉ chưa đầy hai tháng sau khi ông vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm hồi tháng 2 qua.
Tuy nhiên, một số người cho rằng việc ra đi của ông Yatsenyuk không có gì đáng ngạc nhiên. Tổng thống Petro Poroshenko đã yêu cầu Thủ tướng Yatsenyuk từ chức do "người dân mất niềm tin đối với ông về khả năng đấu tranh chống tham nhũng cũng như khắc phục cuộc khủng hoảng kinh tế của Ukraine". Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) từng dọa sẽ giữ lại tiền viện trợ nếu chính phủ Ukraing không thực hiện cải cách.
Chính trong bài phát biểu, ông Yatsenyuk tố cáo: “Cuộc khủng hoảng chính trị được tạo ra một cách giả tạo. Mong muốn thay đổi một người đã làm mù mắt các chính trị gia và làm tê liệt ý chí chính trị của họ để có sự thay đổi thực sự. Quá trình thay đổi chính phủ biến thành một cuộc chạy đua vô thức”.
Thủ tướng Ukraine Arseny Yatsenyuk Ảnh: REUTERS
Nhậm chức từ năm 2014, ông Yatsenyuk phải chứng kiến tỉ lệ ủng hộ mình ngày càng sụt giảm. Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã gọi cho ông Yatsenyuk hôm 10-4, "chúc mừng ông về những thành tựu trong 2 năm qua", bao gồm cải cách kinh tế song nhấn mạnh "không thể đảo ngược những thay đổi hiện nay".
Đảng BPP của Tổng thống Petro Poroshenko và đảng Mặt trận nhân dân của ông Yatsenyuk dự kiến sẽ công bố thành lập một liên minh mới vào tuần tới.
Trong bài phát biểu của mình, ông Yatsenyuk nói đảng của ông đã cam kết tiếp tục với liên minh và sẽ bàn giao vị trí đứng đầu chính phủ cho ông Volodymyr Groysman, chủ tịch quốc hội 38 tuổi, người được Tổng thống Petro Poroshenko lựa chọn để thay thế.
Như vậy, ông Poroshenko và chính phủ mới sẽ phải chịu áp lực dữ dội, cả từ các đối tác châu Âu, Mỹ cũng như từ người dân Ukraine, để thực hiện cải cách thực sự.
Một số nhà cải cách cấp cao đã rời bỏ chính phủ trong những tuần gần đây, tuyên bố chính phủ đã thất bại trong việc giải quyết vấn đề tham nhũng. Việc các nhân vật có tư tưởng cải cách từ chức khiến các chính phủ phương Tây quan ngại.
Bình luận (0)