Nó không chỉ tạo khuôn mẫu cho TT Bush xâm lược Iraq mà còn đặt ra những quy luật cơ sở chỉ đạo chính sách đối ngoại của Mỹ trong tương lai có thể thấy trước. Lời lẽ, thái độ và những hành động đe dọa của ông Bush không chỉ đi trước dư luận ở Mỹ mà còn đi trước cả những thế lực hùng mạnh tại Washington, trước hết là Bộ Ngoại giao và những tướng lĩnh chóp bu tại Lầu Năm Góc. Lợi dụng cuộc bầu cử quốc hội giữa nhiệm kỳ vào tháng 11 này, học thuyết Bush càng được đề cao, lấn át cả những vấn đề chính trị trong nước. Thậm chí học thuyết này còn đang gây sức ép đòi HĐBA Liên Hiệp Quốc (LHQ) thông qua nghị quyết mới cho phép Mỹ tấn công
Mỹ có sức mạnh quân sự của một siêu cường, nhưng có một điểm yếu không dễ khắc phục mà nhà báo Anh Josef Joffe nói đó là “sức mạnh mềm (soft power). Theo ông, không ai chối cãi Mỹ có “sức mạnh cứng” là đại bác, máy bay, tên lửa, tàu chiến hiện đại, nhưng “sức mạnh mềm” là sức mạnh tranh thủ con tim khối óc, lối sống, văn hóa, lại là điểm yếu của Mỹ. “Sức mạnh mềm” của Mỹ đã thua trong chiến tranh Việt Nam là có ý nghĩa lịch sử.
“Sức mạnh mềm” của Mỹ thể hiện trong hàng loạt chính sách đơn phương từ rút khỏi Nghị định thư Kyoto, xé bỏ hiệp ước chống tên lửa ABM, đến việc tẩy chay Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) và từ chối ký Nghị định thư Công ước Quốc tế chống vũ khí sinh học. Trong lĩnh vực kinh tế, chủ nghĩa đơn phương Mỹ đã gây mối hận thù với các đồng minh châu Âu trong chính sách áp đặt thuế nhập khẩu thép và tăng trợ cấp nông nghiệp. Chính nhược điểm của “sức mạnh mềm” và “chủ nghĩa đơn phương” đã được giáo sư Joseph Nye, Giám đốc trường hành chính của Đại học Harvard, phân tích trong cuốn Nghịch lý của sức mạnh: Tại sao siêu cường duy nhất của thế giới không thể hành động đơn phương vừa xuất bản (The Paradox of Power: Why the World’s Only Superpower Can’t Go It Alone). “Sức mạnh mềm” còn thể hiện ở phong trào chống Mỹ đang bùng lên phản đối Mỹ tấn công
(*) Xem Báo NLĐ từ số ra ngày
Bình luận (0)