xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tị nạn khí hậu

Phương Võ

Thủ đô Dhaka của Bangladesh đang là nạn nhân tiêu biểu của những hậu quả do sự biến đổi khí hậu gây ra

Hai năm trước, Shahana Begum buộc phải gia nhập đội ngũ “người tị nạn khí hậu” mà một ngày nào đó có thể tràn ngập thủ đô Dhaka của Bangladesh sau khi cơn bão Sidr phá hủy nhà mình 2 năm trước.

img
Suriya Begum, người mẹ 18 tuổi, thuộc số ngày càng nhiều người buộc phải rời bỏ nhà cửa đến Dhaka, Bangladesh do tác động của biến đổi khí hậu. Ảnh: AFP


Rời bỏ nhà cửa 


Cũng như hơn nửa triệu người khác, gia đình của Shahana mất nhà và toàn bộ tài sản khi bão Sidr tràn vào miền Nam Bangladesh vào tháng 11-2007 và làm hơn 3.500 người thiệt mạng. Họ hiện đang ở trong một căn nhà ổ chuột trên bờ của dòng sông lớn nhất thủ đô. Shahana, 25 tuổi, cho biết: “Tôi đến Dhaka vì không còn nơi nào khác để đi. Chồng tôi là ngư dân ở đây. Tuy nhiên, chúng tôi muốn dắt 2 đứa con về miền Nam. Vấn đề là không có nơi ở và công việc thật sự cho chúng tôi ở đó”.


Hai năm sau cơn bão Sidr, Liên Hiệp Quốc và các cơ quan cứu trợ cho biết hàng ngàn gia đình như Shahana vẫn chưa nhận được hỗ trợ cần thiết để xây dựng lại cuộc sống. Chưa hết, vào tháng 5 năm nay, thêm một cơn bão khác làm 300 người chết và 375.000 người mất nhà cửa ở nước này.  Hãng tin AFP dẫn lời ông Atiq Rahman, nhà khoa học hàng đầu về biến đổi khí hậu của Bangladesh, nói rằng đây là một dấu hiệu đáng lo của những gì sắp xảy ra.  Ông cho biết: “Trước kia, chúng tôi thường chỉ có một cơn bão lớn mỗi 15 đến 20 năm. Giờ đây, cứ 2 hoặc 3 năm lại xảy ra một cơn bão lớn”.


Ủy ban Liên chính phủ về khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC), nơi ông Rahman đang làm việc, dự báo rằng 20 triệu người Bangladesh sẽ phải rời bỏ nhà cửa vào năm 2050 vì mực nước biển dâng cao và sự gia tăng của thiên tai do thời tiết biến đổi. Theo ông Rahman, đa số những người này đều nghèo và có thể họ sẽ kéo về các khu ổ chuột đang mọc lên ngày càng nhiều ở Dhaka.  Rahman, người thường xuyên kêu gọi nước giàu mở cửa đón những người phải rời bỏ nhà cửa vì biến đổi khí hậu, nhận định: “Vấn đề bây giờ không phải là nghi ngờ nguy cơ này có xảy ra hay không, mà là cách chúng ta đối phó với nó”.


Gánh nặng dồn lên đô thị lớn


Dân số của Dhaka vào năm 1974 chỉ mới là 177.000 người. Giờ đây, với hơn 12 triệu cư dân, Dhaka là một trong những thành phố có mật độ dân số cao nhất thế giới và đang chịu không ít sức ép. Rabab Fatima, thành viên Tổ chức Di cư Quốc tế, nhận định: “Tiến trình đô thị hóa nhanh chóng ngoài dự tính của Dhaka là một trong những hậu quả chính và trực tiếp của sự xuống cấp về môi trường. Bangladesh sẽ chứng kiến ngày càng nhiều hậu quả như thế trong thời gian tới”.


Cũng đồng tình với ý kiến trên, ông Rahman lo ngại: “Đến một lúc nào đó, người ta sẽ phải rời khỏi đất nước này. Không ai muốn như thế nhưng rốt cuộc điều này sẽ xảy ra. Chúng tôi cần có những hệ thống cảnh báo tốt hơn, sự chuẩn bị tốt hơn, hệ thống quản lý thảm họa tốt hơn. Ngoài ra, chúng tôi cần phải phát triển những thành phố khác. Đơn giản là Dhaka không thể đối mặt với sức căng thẳng của quá trình đô thị hóa nhanh chóng”.


Một cuộc thăm dò gần đây của Đơn vị Tình báo kinh tế (EIU) đã xếp Dhaka là thành phố có điều kiện sống tệ thứ 138 trên thế giới, chỉ đứng trên thành phố HarareZimbabwe. Ngoài mật độ dân số dày, những vấn đề lớn khác của thành phố này là thiếu điện nước và kẹt xe nghiêm trọng.  Britt Hagsrtroem, Đại sứ Thụy Điển tại Sri Lanka, cho rằng điều cấp thiết trước mắt là Bangladesh cần có những trung tâm đô thị mới để chia sẻ bớt gánh nặng cho Dhaka.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo