xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tin vui cho vắc-xin Trung Quốc, Ấn Độ “tiến thoái lưỡng nan”

Xuân Mai

(NLĐO)- Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 7-5 phê duyệt vắc-xin của hãng dược Trung Quốc Sinopharm để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.

Động thái của WHO được đưa ra trong bối cảnh cuộc khủng hoảng dịch Covid-19 tại Ấn Độ góp phần làm cạn kiệt nguồn cung cấp vắc-xin và khiến nhiều nước quay sang Trung Quốc.

Tổng giám đốc WHO Tedros Ghebreyesus cho hay WHO đã đưa vắc-xin Sinopharm của Trung Quốc vào danh sách sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.

Sinopharm là loại vắc-xin đầu tiên do một quốc gia không phải phương Tây phát triển được WHO phê duyệt. Đây cũng là loại vắc-xin thứ 6 được WHO chứng nhận về an toàn, hiệu quả và chất lượng.

Tin vui cho vắc-xin Trung Quốc, Ấn Độ “tiến thoái lưỡng nan” - Ảnh 1.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê duyệt vắc-xin của hãng dược Trung Quốc Sinopharm. Ảnh: Reuters

Việc có tên trong danh sách sử dụng khẩn cấp của WHO sẽ là chỉ dấu về độ an toàn và hiệu quả của một sản phẩm đối với cơ quan quản lý của các quốc gia khác. Động thái này cũng giúp vắc-xin Sinopharm được đưa vào cơ chế COVAX, chương trình cung cấp vắc-xin cho các nước nghèo.

Ông Ghebreyesus cho biết một nhóm chuyên gia đã đề xuất tiêm hai mũi vắc-xin Sinopharm cho mỗi người trên 18 tuổi. Từ dữ liệu do Sinopharm cung cấp, một nhóm chuyên gia WHO khác, nhóm Chuyên gia Tư vấn Chiến lược (SAGE), trong tuần này từng lên tiếng lo ngại về rủi ro xảy ra tác dụng phụ nghiêm trọng của vắc-xin Sinopharm ở một số bệnh nhân.

Tuy nhiên, theo Reuters, SAGE tỏ ra tin tưởng vào khả năng ngăn ngừa bệnh dịch của loại vắc-xin này.

Quyết định phê duyệt vắc-xin Sinopharm do nhóm tư vấn kỹ thuật của WHO đưa ra sau khi nhóm họp từ hôm 26-4 để rà soát dữ liệu lâm sàng gần nhất cũng như phương thức sản xuất của Sinopharm.

Ngoài Sinopharm, Trung Quốc còn một loại vắc-xin chính khác do Công ty Sinovac Biotech sản xuất. WHO cho biết có thể ra quyết định về vắc-xin Sinovac sớm nhất trong tuần sau. Các chuyên gia kỹ thuật của tổ chức này đã xem xét Sinovac từ hôm 5-5.

Trung Quốc đã triển khai khoảng 65 triệu liều vắc-xin Sinopharm và hơn 200 triệu liều Sinovac. Cả hai đều được xuất khẩu cho nhiều nước, đặc biệt là Mỹ Latinh, châu Á, và châu Phi. Nhiều quốc gia trong số này chật vật khi tìm kiếm vắc-xin do phương Tây phát triển.

Hồi tuần trước Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ cung cấp vắc-xin cho các quốc gia phụ thuộc vào nguồn cung từ Ấn Độ trong cuộc gọi với các đối tác từ các quốc gia Nam Á.

Theo quan chức Bộ Ngoại giao Ấn Độ, nước này tự tin có thể tăng cường nguồn cung trở lại trong vài tháng tới khi dịch bệnh được kiểm soát. 

Trong khi đó, tình hình dịch bệnh ở Ấn Độ chưa có dấu hiệu khả quan khi nước này tiếp tục ghi nhận thêm 414.888 ca mắc mới và 3.915 ca tử vong mới do dịch Covid-19 trong 24 giờ qua. Quốc gia Nam Á này hiện ghi nhận hơn 21,8 triệu ca nhiễm và hơn 238.000 ca tử vong.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo