xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tơ lụa gập ghềnh

MỸ NHUNG

Điều châm biếm là sáng kiến “Một vành đai, một con đường” (OBOR) nhằm xây dựng và kết nối hạ tầng song quá trình thực hiện nó có vẻ giống một con đường dài mấp mô.

Đó là ví von của trang The Conversation (Úc) về chính sách đối ngoại hàng đầu mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi động từ 4 năm trước.

Theo đài VOA (Mỹ), kể từ tháng 3 vừa qua, các bộ trưởng Trung Quốc bay như con thoi khắp thế giới để ký các hợp đồng xây dựng lớn, bao gồm thỏa thuận đầu tư trị giá 65 tỉ USD với Ả Rập Saudi, thỏa thuận xây tuyến đường sắt cao tốc 4,7 tỉ USD nối Jakarta - Bandung (Indonesia), các dự án hạ tầng 3,75 tỉ USD ở miền Tây nước Úc... Đây là những hoạt động chuẩn bị cho hội nghị quốc tế đầu tiên về OBOR vào giữa tháng 5 tới tại Bắc Kinh - sự kiện ngoại giao lớn nhất của Trung Quốc trong năm nay.

Đầu tuần này, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị công bố đại diện 110 nước, trong đó có 28 nguyên thủ quốc gia, sẽ tham dự. Tuy nhiên, trong danh sách chỉ có 6 đại diện của G-20 (20 nền kinh tế lớn và mới nổi hàng đầu thế giới) và 1 của G-7 (nhóm 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới) - đó là Thủ tướng Ý Paolo Gentiloni.

Được đẩy mạnh trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc năm nay được dự báo giảm còn 6,5%, OBOR không chỉ thể hiện kế sách mở rộng sản xuất và đầu tư ra nước ngoài mà còn là tham vọng trở thành một trụ cột về thương mại của Trung Quốc, theo đài NDTV (Ấn Độ). Thông qua OBOR, Trung Quốc hy vọng tăng cường ảnh hưởng giữa lúc châu Âu chưa thoát hẳn khỏi khủng hoảng tài chính, còn Mỹ có vẻ rút khỏi con đường tự do thương mại dưới thời Tổng thống Donald Trump.

Khởi động chuyến tàu hỏa đầu tiên từ Anh đi Trung Quốc hồi đầu tháng 4-2017 Ảnh: REUTERS
Khởi động chuyến tàu hỏa đầu tiên từ Anh đi Trung Quốc hồi đầu tháng 4-2017 Ảnh: REUTERS

Theo The Conversation, trong khuôn khổ OBOR, Trung Quốc có thể rót tới 1.000 tỉ USD vào các dự án cảng, đường bộ, đường sắt, năng lượng... “Một con đường” nối từ Trung Quốc qua Nam Á, Trung Á rồi đến châu Âu, châu Phi. “Một vành đai” chính là “con đường tơ lụa” trên biển, bắt nguồn từ TP Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến, hướng tới eo biển Malacca ở Đông Nam Á rồi vòng sang Ấn Độ Dương trước khi men theo biển Đỏ đến Địa Trung Hải và kết thúc ở Venice - Ý.

Bất chấp kim ngạch thương mại song phương đạt 593 tỉ USD vào năm 2015, Liên minh châu Âu (EU) im lặng một cách đáng ngạc nhiên trước OBOR. Thái độ của EU có thể lý giải bằng thực tế lục địa già đang rối bời trước đủ loại khủng hoảng, từ chuyện Anh dứt áo ra đi (Brexit), chủ nghĩa dân tộc trỗi dậy đến khu vực đồng euro lao đao, làn sóng tị nạn trầm kha. Ngoài ra, châu Âu còn băn khoăn trước sự khác biệt với Trung Quốc về các tiêu chuẩn lao động cũng như mức độ tham gia của các công ty Trung Quốc vào OBOR.

Chưa hết, xét về mặt kinh tế, OBOR là một con dao 2 lưỡi. Con đường giao thương thuận tiện lẽ ra phải làm lợi cho tất cả các bên song hàng hóa Trung Quốc - với lợi thế về giá - lại có thể tràn ngập châu Âu. Chính vì vậy, theo đài NDTV, trong khi OBOR đem lại cơ hội tái cấu trúc kinh tế, thị trường lao động và đầu tư ra nước ngoài cho Trung Quốc, nó đồng thời gây thêm gánh nặng vốn đã không hề nhẹ về mất cân bằng thương mại đối với các nước phát triển.

“Nợ không bền vững là mối lo ngại thực sự cho một số nước” - ông Jonathan Hillman, Giám đốc dự án tái kết nối châu Á của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (Mỹ), giải thích với đài VOA về việc những dự án hạ tầng tốn kém trong khuôn khổ OBOR có nguy cơ đẩy các nước có nền kinh tế yếu vào sâu trong nợ nần.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo