xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tổng thống Ai Cập nhượng bộ

HOÀNG PHƯƠNG

Quân đội cảnh báo về “những hậu quả thảm khốc” nếu không có giải pháp cho cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay

Tổng thống (TT) Ai Cập Mohamed Morsi cuối cùng đã chịu nhượng bộ phe chống đối trong cuộc đối đầu về bản tuyên bố hiến pháp gây tranh cãi mà ông ban hành hôm 22-11.

Trong tuyên bố hiến pháp được ông Morsi ban hành hôm 8-12, điều khoản đầu tiên của nó chính là hủy văn kiện cũ. Nội dung văn kiện mới này còn phác thảo những bước đi cho việc thành lập một hội đồng lập hiến để soạn thảo hiến pháp mới trong trường hợp bản dự thảo hiến pháp hiện nay bị bác bỏ trong cuộc trưng cầu ý dân dự kiến diễn ra ngày 15-12. Ngoài ra, phe đối lập được mời đóng góp nội dung cho dự thảo hiến pháp mới.

img
Một người chống Tổng thống Morsi đứng trước xe tăng
triển khai bên ngoài dinh tổng thống ở Cairo hôm 8-12. Ảnh: REUTRES

Dù vậy, những dấu hiệu ban đầu cho thấy sự nhượng bộ trên không đủ làm hài lòng phe đối lập vì ông Morsi vẫn chưa chịu hoãn cuộc trưng cầu ý dân theo đòi hỏi của họ.  Phong trào Thanh niên 6-4 đối lập ngay lập tức đã gọi việc ban hành tuyên bố hiến pháp mới là “sự tiếp diễn của hành vi lừa dối”. Trong khi đó, đại diện khối đối lập Mặt trận Cứu quốc nói họ sẵn sàng “đối thoại nghiêm túc” ngay khi TT Morsi đáp ứng yêu cầu nói trên.

Ông Selim al-Awa, một cố vấn của TT Morsi, cho rằng theo luật pháp hiện hành, nhà lãnh đạo Ai Cập không có lựa chọn nào khác là phải tiếp tục tổ chức cuộc trưng cầu ý dân vốn cũng gây tranh cãi không kém tuyên bố hiến pháp ngày 22-11.
 
Trước đó, theo hãng tin AP, Phó TT Mahmud Mekki nói ông Morsi sẵn sàng chấp nhận hoãn cuộc trưng cầu ý dân nếu phe đối lập bảo đảm rằng họ không thách thức quyết định này. Theo luật pháp Ai Cập, TT buộc phải tổ chức trưng cầu ý dân 2 tuần sau khi nhận được bản dự thảo hiến pháp mới.

Tuyên bố hiến pháp mới được ban hành sau khi hàng chục đại diện các lực lượng chính trị và chuyên gia pháp lý Ai Cập đã tham gia cuộc “đối thoại dân tộc” kéo dài gần 9 giờ theo lời kêu gọi của TT  Morsi. Tuy nhiên, phần lớn các lực lượng chính trị đối lập đã tẩy chay cuộc đối thoại này.

Trong khi đó, quân đội Ai Cập hôm 8-12 đã bắt đầu nhảy vào cuộc khủng hoảng chính trị với lời cảnh báo về “những hậu quả thảm khốc” nếu không có giải pháp cho tình hình hiện nay. Tuyên bố của lực lượng này nêu rõ việc đối thoại nghiêm túc là “cách thức tốt nhất và duy nhất” để vượt qua sự chia rẽ ngày càng sâu sắc hiện nay giữa các phe phái chính trị và họ sẽ ra tay nếu tình hình không được cải thiện.

Ông Hassan Abu Taleb, một chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu chính trị và chiến lược Al Ahram của Ai Cập, nhận định với hãng tin Reuters rằng quân đội có thể gây sức ép để phe đối lập tham gia đối thoại, cũng như thúc giục ông Morsi nỗ lực hơn để thu hút họ tham gia. 
 
Ông Taleb nói thêm rằng quân đội sẽ không can thiệp trực tiếp vào tình hình hiện nay mà có thể đóng vai trò tích cực hơn trong việc thu xếp an ninh cho cuộc trưng cầu ý dân sắp tới. 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo