Hoang tàn sau lũ. Ảnh: RIA Novosti
Theo chính quyền địa phương thì đây là thảm họa tồi tệ nhất của trong 70 năm qua tại huyện Kryms và Gelendzhik – những khu vực chịu thiệt hại nặng nề nhất. Đồng thời, Gelendzhik ban bố tình trạng khẩn cấp tại.
Ngay sau khi lũ quét xảy ra, Tổng thống Putin đã thị sát và yêu cầu mở một cuộc điều tra về việc liệu chính quyền địa phương có đưa ra các cảnh báo kịp thời về mối nguy hiểm của lũ quét đối với người dân hay không. Một số cáo buộc cho rằng thiệt hại nặng nề trên một phần do nhà chức trách xả một hồ chứa nước địa phương.
“Người đứng đầu Ủy ban Điều tra của Nga sẽ đến khu vực bị ảnh hưởng. Ủy ban Điều tra xem xét nhà chức trách địa phương đã thực hiện những biện pháp gì để bảo vệ người dân khỏi thảm họa lũ quét vừa qua: biện pháp cảnh báo, hỗ trợ, ứng cứu… Tôi hy vọng chính quyền địa phương sẽ hỗ trợ tuyệt đối cho Ủy ban điều tra” – ông Putin cho biết.
Theo Cơ quan Khí tượng Nga, mưa lớn kéo dài một tháng qua sẽ chấm dứt vào 9-7, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công tác cứu hộ và cứu trợ người dân vùng lũ
Trận lũ bất ngờ không cảnh báo, được cho là nghiêm trọng nhất tại vùng Krasnodar vẫn còn in đậm trong ký ức người dân còn sống sót. trong ký ức của những người còn sống. Mưa như trút, nước dâng cao, khiến nhiều người phải trèo lên cây và mái nhà.
Ngoài Nga, các trận mưa dữ dội đang càn quét miền đông bắc Ấn Độ, gây ra lũ lụt nặng nề, làm thiệt mạng 121 người và khiến 6 triệu người phải di tản. Theo các nhà chức trách thì họ chết do nhiều sự cố: chết đuối khi lũ dâng cao, chết vì đất lở. Chính quyền chật vật tìm cách xây dựng chỗ trú ngụ cho số lượng lớn người chạy nạn.
Đợt nắng nóng kỷ lục với nhiệt độ từ 35 đến 40,5 độ C vừa qua ở Mỹ khiến ít nhất 30 người chết. Trong đó, 9 trường hợp tử vong ở bang Maryland và 10 trường hợp ở bang Chicago và một số bang khác. Trong lúc nắng nóng hoành hành, hàng chục nghìn hộ dân tại nhiều bang ở phía đông nước Mỹ vẫn phải sống trong tình trạng mất điện trong hơn một tuần qua do ảnh hưởng của những cơn bão mùa hè.
Bình luận (0)