“Chúng tôi quan ngại sâu sắc trước những báo cáo về hoạt động quân sự của Nga ở bên trong Ukraine. Mỹ sẽ đứng về phía cộng đồng quốc tế trong việc khẳng định rằng bất cứ sự can thiệp quân sự nào vào Ukraine cũng sẽ phải trả giá”- ông Obama tuyên bố với báo chí tại Nhà Trắng.
Tổng thống Obama lên tiếng cảnh báo Nga về các hoạt động quân sự tại Ukraine. Ảnh: Reuters
Ông Obama cũng nhắc nhở rằng bất kỳ sự vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Ukraine sẽ dẫn đến tình trạng bất ổn lớn. Tuy nhiên, “ông chủ” Nhà Trắng không nói chi tiết, cụ thể Mỹ sẽ làm gì nếu Nga can thiệp sâu vào Ukraine. Tổng thống Obama nhấn mạnh rằng các vấn đề của Ukraine hãy để người dân nước này quyết định.
Trước đó, theo một quan chức cấp cao của Mỹ tiết lộ, tổng thống Mỹ và các nhà lãnh đạo Châu Âu xem xét huỷ bỏ Hội nghị thượng đỉnh G8 tổ chức tại thành phố Sochi của Nga nếu nước này tăng cường can thiệp quân sự ở Ukraine.
Nga có một căn cứ hải quân lớn tại bán đảo Crimea của Ukraine và họ có quyền di chuyển quân và khí tài đến căn cứ này theo thỏa thuận giữa hai nước trước đó. Dưới thời ông Viktor Yanukovych, tổng thống vừa bị phe đối lập phế truất, Ukraine đã gia hạn hợp đồng cho Nga thuê lại căn cứ này tới năm 2042.
Tuy nhiên, các quan chức Mỹ cho biết họ nhìn thấy dấu hiệu của hoạt động dịch chuyển quân sự phía Nga vào Crimea nhưng con số và ý định của quân đội Nga chưa rõ ràng.
Trước đó, ban lãnh đạo mới của Ukraine tố cáo Nga đang "xâm lược" nước này. Tổng thống lâm thời Oleksander Turchinov cáo buộc Nga đang theo một kịch bản cũ trước khi đi đến chiến tranh chớp nhoáng với Georgia như năm 2008.
Một ngày sau khi các lực lượng vũ trang chiếm giữ Toà nhà Quốc hội Crimea và treo lá cờ Nga, người phát ngôn của ông Oleksander Turchinov nói rằng 13 máy bay Nga hạ cánh xuống một căn cứ không quân gần Simferopol, thủ phủ khu tự trị Crimea mang theo 150 binh sĩ trên mỗi máy bay.
Một người được vũ trang tuần tra tại sân bay ở Symferopol, Crimea. Ảnh: Reuters
Hơn 10 máy bay trực thăng quân sự Nga bay vòng bán đảo Crimea và một đơn vị biên phòng Ukraine tại thành phố cảng Sevastopol đã bị phong toả. Một số nhân chứng cũng cho biết nhìn thấy xe bọc thép của Nga và ít nhất một tàu chiến tuần tra.
Trong khi đó, phía Nga hứa bảo vệ lợi ích của người dân Ukraine và không can thiệp quân sự vào nước này. Tổng thống Putin cũng đã lên tiếng kêu gọi nhanh chóng đưa Ukraine quay trở lại trạng thái bình thường, đồng thời cảnh báo không để bất ổn ở nước này tiếp tục leo thang.
Cựu tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych họp báo ở Rostov-on-Don chiều 28-2. Ảnh: Reuters.
Xuất hiện tại cuộc họp báo ở Rostov-on-Don, Nga vào chiều 28-2, ông Viktor Yanukovych nói rằng bất cứ hành động quân sự nào đều không được phép xảy ra ở Ukraine và ông không có ý định tìm kiếm sự ủng hộ về quân sự. Ông Yanukovych thừa nhận ông "xấu hổ" vì không thể duy trì ổn định trong nước. Trưởng công tố của Ukraine cho biết Kiev sẽ yêu cầu Nga dẫn độ ông này về nước trong trường hợp ông này lẩn trốn tại Nga.
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 28-2 cũng đưa tuyên bố sau khi chạy trốn khỏi đất nước, ông Viktor Yanukovych cũng mất hết tính pháp lý. Nguyên nhân vì ông này đã từ bỏ trách nhiệm của mình, rời Ukraine
Bình luận (0)