Thông tin trên do một quan chức Pháp tiết lộ sau khi Tổng thống Putin có cuộc hội đàm với người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron. Cũng theo quan chức Pháp này, nhà lãnh đạo Nga đã đồng ý rằng các binh sĩ tham gia cuộc tập trận trên lãnh thổ Belarus gần biên giới Ukraine sẽ được rút về sau khi tập trận kết thúc.
Quan chức Pháp nói rằng trong cuộc hội đàm, ông Macron đã đồng ý "đối thoại mở về các câu hỏi chiến lược" nhưng không rõ chi tiết về cuộc đối thoại.
Tổng thống Vladimir Putin không tiết lộ nội dung các đề xuất nhưng cho biết một số ý tưởng của người đồng cấp Pháp có thể "đặt nền móng cho tiến bộ chung". Ảnh: Reuters
Ông Putin không đề cập đến những nhượng bộ như vậy khi ông nói chuyện với giới truyền thông sau cuộc hội đàm kéo dài sáu giờ với ông Macron tại Điện Kremlin vào cuối ngày 7-2. Reuters cho biết hãng tin hiện chưa thể xác nhận chính xác cam kết nêu trên từ phía Nga.
Tổng thống Macron trở thành nhà lãnh đạo hàng đầu của phương Tây đầu tiên đến thăm Moscow kể từ khi Nga bắt đầu tập trung quân đội ở biên giới với Ukraine.
Ông Macron đã tự định vị mình là một nhà hòa giải tiềm năng về vấn đề Ukraine trong khi Paris bày tỏ sự hoài nghi về những dự đoán của Washington và các thủ đô phương Tây khác rằng một cuộc tấn công của Nga sắp xảy ra.
Cuộc họp giữa ông Putin và ông Macron diễn ra sau khi NATO và Mỹ phản hồi với đề nghị của Nga về một thỏa thuận an ninh cho châu Âu, đồng thời tiếp tục cáo buộc Nga có kế hoạch tấn công Ukraine.
NATO đang xem xét triển khai một thế trận quân sự lâu dài hơn ở Đông Âu. Ảnh: AP
Các quốc gia phương Tây nói rằng họ lo sợ Nga đang chuẩn bị tấn công. Moscow phủ nhận việc lên kế hoạch cho một cuộc tấn công nhưng nói rằng họ sẵn sàng thực hiện các biện pháp quân sự-kỹ thuật không xác định nếu các yêu cầu của họ không được đáp ứng, bao gồm cả lời hứa của NATO không bao giờ kết nạp Ukraine, tên lửa sẽ không bao giờ được triển khai gần biên giới của Nga và liên minh phương Tây sẽ thu nhỏ cơ sở hạ tầng.
Cũng trong ngày 7-2, Tổng thư ký Jens Stoltenberg cho biết NATO đang xem xét triển khai một thế trận quân sự lâu dài hơn ở Đông Âu để tăng cường khả năng phòng thủ của khối trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và Ukraine vẫn ở mức cao.
Ông Stoltenberg cho biết NATO đang xem xét khả năng tăng cường hơn nữa sự hiện diện của khối quân sự này ở phần phía Đông của liên minh.
Chính phủ các nước phương Tây đã thúc giục Moscow rút quân khỏi biên giới Ukraine nếu Nga không muốn thấy NATO tăng cường hoạt động ở các quốc gia đồng minh phía Đông.
Bình luận (0)