Sắc lệnh trên yêu cầu Bộ Nội vụ xem xét Đạo luật Sản xuất Quốc phòng (DPA) nhằm đẩy nhanh phát triển khai khoáng. Chính quyền Tổng thống Trump từng sử dụng đạo luật này để thúc đẩy quá trình sản xuất trang thiết bị y tế trong khủng hoảng Covid-19.
Theo Reuters, sắc lệnh trên có thể dẫn đến việc đánh thuế hoặc hạn chế nhập khẩu đất hiếm từ Trung Quốc. Tổng thống Trump từng đưa ra những lời đe dọa tương tự trong các sắc lệnh liên quan đến đất hiếm trước đó.
Năm ngoái, Nhà Trắng yêu cầu Bộ Quốc phòng tăng cường sản xuất nam châm hiếm, hợp chất có mặt trong mọi thiết bị điện - từ turbine gió đến hệ thống tên lửa dẫn đường, vì lo ngại Trung Quốc có thể giới hạn xuất khẩu giữa lúc căng thẳng thương chiến leo thang.
Tổng thống Donald Trump muốn Mỹ bớt phụ thuộc vào đất hiếm Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Đầu tháng này, 2 nghị sĩ Mỹ trình dự luật lưỡng đảng nhằm hạn chế sự phụ thuộc của Mỹ vào đất hiếm Trung Quốc. Khối Liên minh châu Âu (EU) cũng đã thực hiện nhiều động thái vì mục tiêu tương tự, khi Ủy ban châu Âu (EC) cam kết thành lập liên minh đất hiếm vào cuối năm nay.
Khoáng sản đất hiếm là một nhóm gồm 17 nguyên tố hóa học dùng để sản xuất hàng loạt sản phẩm, trong đó có vũ khí và hàng điện tử tiêu dung. Đây là một trong những chủ đề "nóng" trong quan hệ Mỹ-Trung, khi Trung Quốc chiếm khoảng 80% tổng nhập khẩu đất hiếm vào Mỹ hồi năm ngoái.
Hạn chế xuất khẩu đất hiếm sang Mỹ được xem là "phương án hạt nhân" của Trung Quốc trong thương chiến Mỹ-Trung. Ảnh: Reuters
Bình luận (0)