Đây là bước đi đầu tiên trong kế hoạch kiểm tra mức độ khả thi của tham vọng khai thác năng lượng mặt trời trên quỹ đạo để truyền trở lại trái đất.
Tập đoàn có trụ sở tại TP Tây An - Trung Quốc này còn cho biết sẽ thử nghiệm sản phẩm của mình trong môi trường khắc nghiệt hơn để tìm hiểu xem liệu chúng có thể sử dụng được trong các chương trình không gian hay không.
Quyết định của Longi nhằm thành lập một phòng thí nghiệm tập trung vào sứ mệnh nêu trên có thể là bước đi đầu tiên trong chiến lược kết hợp ngành năng lượng mặt trời với chương trình vũ trụ của Trung Quốc, cũng như hướng đến một hành tinh không nhà máy điện - Chủ tịch Tổ chức Vũ trụ Trung Quốc thuộc Cơ quan Vũ trụ quốc gia Trung Quốc Wu Zhijian khẳng định.
Công nhân lắp pin mặt trời tại một trang trại ở TP Đào Viên - Đài Loan (Trung Quốc) hôm 30-5. Ảnh: REUTERS
Theo hãng tin Bloomberg, triển vọng khai thác năng lượng mặt trời trên quỹ đạo đang nhận được sự chú ý từ giới chuyên gia vì nó có thể loại bỏ nhược điểm chính của công nghệ năng lượng mặt trời: Các tấm pin không thể hoạt động hiệu quả khi trời tối.
Đầu năm nay, các nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Xidian (Trung Quốc) cho biết đã thử nghiệm thành công mô hình hoàn chỉnh của một công nghệ được thiết kế nhằm truyền năng lượng mặt trời từ ngoài không gian trở về trái đất.
Các nhà khoa học tại Viện Công nghệ California (Mỹ) cũng đã khởi động chương trình năng lượng mặt trời, không lâu sau khi nhận được khoản tài trợ 100 triệu USD vào năm 2013. Các nhóm chuyên gia của Nhật Bản, Nga, Ấn Độ… cũng đang nỗ lực nghiên cứu lĩnh vực này.
Bình luận (0)