Reuters dẫn lời giới chức quân sự Hàn Quốc cho biết thông tin kể trên không thể kiểm chứng độc lập. Một quan chức Seoul nói thêm rằng Bình Nhưỡng đang tiếp tục phát triển khả năng phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm nhưng sẽ phải mất ít nhất 5 năm mới có thể thành công.
Trong khi đó, Viện Nghiên cứu Mỹ-Hàn Quốc thuộc Đại học Johns Hopkins dẫn hình ảnh vệ tinh có thể phù hợp với thông tin của Yonhap. Theo đó, tàu ngầm Triều Tiên đậu ở xưởng đóng tàu hải quân ở bờ biển TP Sinpo có thể đã tham gia vụ thử nghiệm.
Trang web 38 North của Viện Nghiên cứu Mỹ-Hàn Quốc còn công bố hình ảnh từ ngày 23-12 cho thấy Bình Nhưỡng đang xây dựng cơ sở hạ tầng để chế tạo các tàu ngầm lớn hơn. Tên lửa phóng từ tàu ngầm khó bị phát hiện hơn tên lửa triển khai trên đất liền nhưng viện này đánh giá Triều Tiên hiện chưa có hệ thống SLBM hoàn chỉnh.
Hồi tháng 5-2015, Triều Tiên tuyên bố phóng thành công tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc tiết lộ thực chất tên lửa chỉ bay được khoảng 135 m rồi rớt xuống nước.
Cuối tháng 11 năm ngoái, truyền thông Hàn Quốc đưa tin một tàu ngầm Triều Tiên hư hại nặng sau khi phóng thử tên lửa thất bại. Hôm 5-1, chuyên gia về hình ảnh vệ tinh Joseph Bermudez cho hay tàu ngầm này đang được sửa chữa hoặc bảo dưỡng. Một phần thân tàu nổi ở bến, phần còn lại được quây lưới.
Bruce Bennett, nhà phân tích tại Công ty RAND, nói rằng nếu Triều Tiên sở hữu một hệ thống SLBM hoạt động hoàn chỉnh, Mỹ và Hàn Quốc buộc phải triển khai hệ thống radar phòng không để bắn hạ tên lửa phóng từ lãnh thổ Triều Tiên hoặc khu vực xung quanh vùng biển Hàn Quốc. Điều này làm chi phí phòng thủ tên lửa chống lại Bình Nhưỡng của Washington và Seoul gia tăng đáng kể.
Bình luận (0)