xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trung - Đài “phá băng”

HUỆ BÌNH

Hội kiến cấp cao Trung - Đài có thể phản tác dụng, khiến thêm nhiều cử tri Đài Loan chống lại Quốc dân đảng và Trung Quốc

Ngày 7-11 tại Singapore, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và nhà lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay, mỉm cười trong cuộc gặp cấp cao đầu tiên giữa 2 bên kể từ khi Đài Loan tách khỏi đại lục năm 1949.

Không nhắm tên lửa vào Đài Loan

Ngay sau cái bắt tay “lịch sử” kéo dài đến 80 giây, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh: “Không lực lượng nào có thể chia cắt. Chúng ta là một gia đình”. Về phía Đài Loan, ông Mã Anh Cửu kêu gọi hai bên “nên thay thế xung đột bằng đối thoại, đồng thời tôn trọng các giá trị và cách sống của nhau”.

Tại buổi họp báo sau cuộc hội đàm kín, nhà lãnh đạo Đài Loan cho biết 2 bên lần đầu tiên thảo luận về “Đồng thuận 1992” (từ chỉ kết quả cuộc gặp giữa đại diện bán chính thức của Trung Quốc và Đài Loan vào năm 1992) cũng như những động thái triển khai quân sự (trong đó có tên lửa) của Trung Quốc. Khi được hỏi về vấn đề này, ông Mã cho biết ông Tập khẳng định dàn tên lửa không nhắm vào người dân Đài Loan. Ngoài ra, ông Mã cho biết Chủ tịch Trung Quốc ủng hộ ý tưởng thiết lập đường dây nóng giữa Văn phòng Các vấn đề Đài Loan của Trung Quốc và Hội đồng Các vấn đề Đại lục của Đài Loan. Bên cạnh đó, Bắc Kinh sẽ cân nhắc việc Đài Loan tham gia Ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB) dù từng bác bỏ đề nghị này.

Được xem là thành quả của 7 năm cải thiện quan hệ kể từ khi ông Mã Anh Cửu lên nắm quyền ở Đài Loan vào năm 2008, cuộc gặp còn được nhiều nước như Mỹ, Nhật Bản theo dõi sát sao. Truyền thông Trung Quốc gọi đây là “bước ngoặt” và so sánh nó với chuyến công du năm 1972 của Tổng thống Mỹ Richard Nixon, mở đường cho việc bình thường hóa quan hệ Bắc Kinh - Washington. Trả lời trên Đài Truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV), chuyên gia tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc Đào Ôn Châu nhận định: “Đây là cuộc gặp phá băng”.

 

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và lãnh đạo Đài Loan Mã Anh CửuẢnh: REUTERS
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và lãnh đạo Đài Loan Mã Anh CửuẢnh: REUTERS

 

Hy vọng và nghi ngờ

Dù vậy, dư luận Đài Loan lại tỏ ra chia rẽ. Nhiều người cho rằng cuộc gặp là bước đi hướng đến bình thường hóa quan hệ Trung - Đài nhưng không ít người xem việc nhà lãnh đạo Đài Loan “bắt tay” Chủ tịch Trung Quốc chỉ là động thái cứu vãn uy tín của Quốc dân đảng đang xuống thấp.

Lãnh đạo Đảng Dân tiến Đài Loan đối lập, bà Thái Anh Văn, lên án cuộc gặp “lịch sử” thực chất đang hủy hoại nền dân chủ Đài Loan. Người phát ngôn của tổ chức Liên hiệp Đài Loan vì đoàn kết, một trong các phong trào đòi độc lập, còn nghi ngờ là sẽ có một thỏa thuận bí mật dù chính quyền Đài Loan tuyên bố không có tuyên bố chung hay bất cứ thỏa thuận nào sau cuộc gặp.

Nhiều người đặt câu hỏi vì sao Bắc Kinh chấp nhận một cuộc gặp vào thời điểm bầu cử Đài Loan cận kề (tháng 1-2016). Theo GS Jean-Pierre Cabestan của Trường ĐH Baptist (Hồng Kông), mục tiêu của ông Mã Anh Cửu có thể là hậu thuẫn tối đa cho ứng viên chạy đua chiếc ghế đứng đầu Đài Loan của Quốc dân đảng, ông Chu Lập Luân. Dù vậy, ông Cabestan dự đoán cuộc gặp có thể phản tác dụng, khiến có thêm nhiều cử tri Đài Loan chống lại Quốc dân đảng, ông Chu Lập Luân và Trung Quốc. Một số người cho rằng quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc chỉ có lợi cho các tập đoàn kinh tế lớn ở Đài Loan bởi tăng trưởng kinh tế của hòn đảo đang chững lại.

Còn theo báo Anh The Guardian, trong mắt nhiều người, cuộc gặp trên nằm trong sách lược “tấn công quyến rũ” của Trung Quốc ở châu Á, làm giảm căng thẳng trong khu vực này giữa lúc tình hình biển Đông ngày càng leo thang. Bất kể cái bắt tay được tán dương mang tính lịch sử hay những lời lẽ có cánh của lãnh đạo Trung - Đài, nhà khoa học chính trị Nathan Batto của Viện Hàn lâm Khoa học ở Đài Bắc cho rằng cuộc gặp sẽ không mang lại bất kỳ đột phá đáng chú ý nào cũng như khó xoay chuyển tình thế cho Quốc dân đảng.  

 

Sáng cùng ngày, tại Trường ĐH Quốc gia Singapore, ông Tập Cận Bình ngang nhiên cho rằng các đảo trên biển Đông “thuộc chủ quyền Trung Quốc từ thời cổ xưa”, cam kết không bao giờ có vấn đề gì về tự do hàng hải ở đây! 

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo