xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trung - Nhật ở thế động binh

MỸ NHUNG

Xung quanh tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, ngoài chiêu bài “chiến tranh nhân dân”, Trung Quốc còn dọa hạn chế xuất khẩu đất hiếm và cản trở Nhật Bản giành ghế thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc

Nhật Bản sẽ huy động lực lượng bảo vệ bờ biển nếu 2 tàu hải giám Trung Quốc “đến hoặc đến gần” quần đảo Senkaku/Điếu Ngư - Voice of America dẫn thông cáo của Bộ Ngoại giao Nhật Bản ngày 12-9 cho biết.

Nhật Bản sẵn sàng ứng phó

Tân Hoa Xã đưa tin 2 tàu hải giám đã “đến vùng biển xung quanh quần đảo Điếu Ngư vào sáng 11-9” nhằm tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh sau khi chính phủ Nhật ký hợp đồng mua lại 3 hòn đảo trong quần đảo Senkaku từ chủ sở hữu tư nhân.
 
Tân Hoa Xã cho biết tổng đội hải giám Trung Quốc quản lý 2 con tàu này sẽ “hành động theo diễn biến của tình hình” song không đưa ra thông tin chi tiết. Tuy nhiên, sau thời điểm trên, truyền thông Trung Quốc hoàn toàn im lặng về hành tung của 2 con tàu. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết họ không thể xác nhận vị trí tàu Trung Quốc.
 
Cũng trong ngày 11-9, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda đã ra lệnh cho các lực lượng phòng vệ (JSDF) sẵn sàng cho mọi tình huống khẩn cấp. Phát biểu trước 180 quan chức quân đội, ông Noda cho rằng một số nước lân cận ngày càng đẩy mạnh hoạt động quân sự, do đó JSDF cần theo dõi sát sao để ứng phó kịp thời.
 
img
Tàu tuần tra Nhật giám sát đội khảo sát của chính quyền Tokyo kiểm tra
đảo Minamikojima thuộc Senkaku ngày 3-9 .Ảnh: KYODO
 
Tờ PLA Daily, cơ quan ngôn luận của quân đội Trung Quốc, ngày 12-9 đăng bài bình luận cảnh báo Tokyo chớ xem thường quyết tâm của nhân dân Trung Quốc. Tờ báo cũng khuyên chính phủ Nhật Bản đừng quá tự tin vào “lực lượng không quân và hải quân tân tiến” vì trong quá khứ, quân đội Trung Quốc từng tước vũ khí của phía Nhật Bản để đánh bại chính quân Nhật. “Năng lực quốc phòng của Trung Quốc đã tiến bộ đáng kể. Gây chiến chỉ đem lại thảm họa cho Nhật Bản” - bài bình luận lên giọng.

Trung Quốc dọa dùng “chiến tranh nhân dân”

Tờ Minh Báo của Hồng Kông cảnh báo Nhật Bản có thể phải đối mặt với một cuộc “chiến tranh nhân dân” do chính phủ Trung Quốc phát động.
 
Bằng chứng nằm ở bình luận “bật đèn xanh” của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi về các cuộc biểu tình chống Nhật ngày 11-9. Một mặt kêu gọi người biểu tình chừng mực, mặt khác, ông Hồng lại bảo “có thể hiểu được lòng yêu nước” của họ và cho rằng bảo vệ đất nước trước ngoại xâm là trách nhiệm của từng công dân Trung Quốc, bất kể là thường dân hay tướng sĩ.

Các cuộc biểu tình lần này đồng loạt nổ ra ở thủ đô Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Sơn Đông với các biểu ngữ kêu gọi “bảo vệ Điếu Ngư” và “tẩy chay hàng Nhật”.  Các quan chức Trung Quốc khẳng định không xuất hiện hành vi bạo lực đáng tiếc nào trong các cuộc biểu tình.

Hầu hết báo chí Trung Quốc ra ngày 11-9 đều dành riêng một trang để đưa tin về Điếu Ngư. Tờ Tin tức Quốc tế thuộc Nhân dân Nhật báo thậm chí còn tính đến khả năng Mỹ sẽ nhảy vào can thiệp và kêu gọi Trung Quốc chuẩn bị cho “tình huống xấu nhất”.

Trong khi đó, Trung Quốc đã bắt đầu dự báo thời tiết ở Điếu Ngư trên đài truyền hình quốc gia, sóng thát thanh và internet từ ngày 11-9. Hai cục Khí tượng và Hải dương Trung Quốc cho biết dịch vụ này nhằm bảo vệ an toàn cho tàu thuyền của ngư dân và hải quân Trung Quốc trong khu vực.

Ngoài chiêu bài “chiến tranh nhân dân”, ông Vương Dật Châu, Hiệu phó Trường Nghiên cứu quốc tế thuộc Đại học Bắc Kinh, còn đề xuất chính phủ Trung Quốc “trừng phạt Nhật Bản bằng cách hạn chế xuất khẩu đất hiếm”. Các cuộc đàm phán nhằm giành một ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc của Nhật Bản có khả năng cũng bị Trung Quốc cản trở.
 
Mỹ kêu gọi Trung - Nhật kiềm chế

Phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Kurt Campbell kêu gọi Nhật Bản và Trung Quốc “giữ cái đầu lạnh”. Khẳng định Washington không nghiêng về bên nào trong vụ tranh chấp này, ông Campbell nói: “Trong môi trường hiện nay, chúng tôi muốn các bên kiềm chế hơn để giải quyết vấn đề. Sự kiềm chế này thật sự quan trọng do Đông Á đang giữ vai trò đầu tàu của kinh tế toàn cầu”.

Ngược lại, Đài Loan ngày 11-9 cho biết đã triệu hồi đại diện tại Nhật Bản là ông Thẩm Tư Thuần về để phản đối quyết định quốc hữu hóa Senkaku của Tokyo. Trong một tuyên bố, người đứng đầu cơ quan ngoại giao Đài Loan Dương Tiến Thiêm nói: “Chúng tôi lên án mạnh mẽ hành động của Nhật Bản. Hành động bất hợp pháp này đã vi phạm chủ quyền lãnh thổ (của Đài Loan). Chúng tôi hối thúc mạnh mẽ Chính phủ Nhật Bản rút lại quyết định trên”.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo