Trước đó, trong một bài viết trên báo South China Morning Post vào ngày 30-11, bà Bachelet kêu gọi chính quyền Đặc khu trưởng Hồng Kông Carrie Lam ưu tiên các cuộc đối thoại "có ý nghĩa" để giải quyết khủng hoảng.
Bà Bachelet hối thúc bà Lam tiến hành một cuộc điều tra độc lập nhằm vào hành vi bạo lực của cảnh sát đối với người biểu tình. Đây cũng là một trong những yêu cầu của người biểu tình Hồng Kông.
Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (LHQ) Michelle Bachelet. Ảnh: Reuters
Theo AP, phái đoàn Trung Quốc tại LHQ ở Geneva (Thụy Sĩ) khẳng định bài viết của bà Bachelet can thiệp vấn đề nội bộ Trung Quốc và gia tăng sức ép lên chính quyền cũng như cảnh sát đặc khu. Điều này, theo phái đoàn Trung Quốc, "sẽ chỉ thúc đẩy những kẻ bạo loạn tiến hành thêm các hành động cực đoan bạo lực".
Cũng theo phái đoàn Trung Quốc, bài viết của bà Bachelet về tình hình Hồng Kông là "không phù hợp" và phía Trung Quốc đã ra văn bản phản đối mạnh mẽ.
Kể từ khi các cuộc biểu tình nổ ra hồi tháng 6, cảnh sát Hồng Kông đã bắt giữ 5.890 người. Hôm 30-11, hàng trăm nhà hoạt động đã tham gia biểu tình ôn hòa cùng những người biểu tình trẻ tuổi để gia tăng sức ép lên chính quyền đặc khu, tuyên bố phong trào của họ sẽ không ngừng lại cho đến khi đạt được một nền dân chủ lớn hơn.
Biểu tình ôn hòa tại một công viên ở Trung Hoàn, Hồng Kông, hôm 30-11. Ảnh: SCMP
Vài giờ sau khi các cuộc biểu tình ôn hòa kết thúc, các cuộc biểu tình bạo lực đã nổ ra. Các phần tử quá khích dựng hàng rào kim loại và dùng gạch đá để cản trở giao thông tại khu vực Mong Kok, Kowloon. Theo AP, các biểu tình tiếp tục nổ ra vào ngày 1-12, trong đó có biểu tình phản đối cảnh sát sử dụng khí cay.
Người biểu tình dựng rào chắn bên ngoài đồn cảnh sát Mong Kok tối 30-11, vài giờ sau khi các cuộc biểu tình ôn hòa kết thúc. Ảnh: SCMP
Một người biểu tình trẻ tuổi bị cảnh sát bắt giữ. Ảnh: SCMP
Bình luận (0)