Thông tin trên do ông Lý Triệu Tinh, phát ngôn viên của kỳ họp Quốc hội hàng năm của Trung Quốc, cho biết trong cuộc họp báo ngày 4-3 – một ngày trước khi khai mạc kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XI.
Ông Lý nói: “Chính phủ Trung Quốc theo đuổi nguyên tắc kết hợp phát triển quốc phòng với phát triển kinh tế. Chi tiêu quốc phòng sẽ phù hợp với những yêu cầu an ninh và mức độ phát triển kinh tế”, đồng thời khẳng định mức chi tiêu này là “hợp lý và phù hợp”.
Họp báo trước khi khai mạc kỳ họp quốc hội Trung Quốc ngày 4-3. Ảnh: china.org
Theo ông Lý, trong 3 năm qua, tăng trưởng GDP của Trung Quốc ở mức từ 14,5% đến 20,3% nhưng chi tiêu quốc phòng chỉ tăng 13%.
Ông Lý nói nếu so với các cường quốc khác, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc chia theo đầu người không hề cao do dân số khổng lồ 1,3 tỉ người, đó là chưa kể diện tích lãnh thổ và đường bờ biển quá lớn.
Các khoản chi tiêu chủ yếu là trả lương cho quân nhân, huấn luyện, bảo trì và mua sắm thiết bị. Ngoài ra còn có các khoản như nghiên cứu, thí nghiệm, vận tải, kho chứa vũ khí… Tất cả đều được công khai hàng năm, theo ông Lý.
Đến tháng 6-2011, Trung Quốc phái tổng cộng 2.044 lính gìn giữ hòa bình đến 12 khu vực trên thế giới và điều động nhiều tàu chiến đến vịnh Aden và ngoài khơi Somalia để bảo vệ tàu hàng cả trong nước và quốc tế trước họa cướp biển.
Tốc độc hiện đại hóa quân sự quá nhanh của Trung Quốc khiến thế giới nghi ngờ chi tiêu quốc phòng thực sự
của nước này. Ảnh: Máy bay tàng hình J-10 của Trung Quốc - AP
Tuy nhiên, giới phân tích cũng như dư luận thế giới đều cho rằng con số chi tiêu thực sự mà Bắc Kinh dành cho quốc phòng lớn hơn nhiều so với số liệu công bố chính thức. Điều này thể hiện rất rõ ở tốc độ hiện đại hóa quân sự chóng mặt của Trung Quốc.
Chính vì vậy, nhiều nước châu Á và Mỹ đã tỏ ra hết sức lo ngại trước các kế hoạch tăng cường sức mạnh quân sự của Trung Quốc, đồng thời liên tục kêu gọi Bắc Kinh công khai kế hoạch chi tiêu thực của mình.
Bình luận (0)