Đó là giá trị hóa đơn chưa thanh toán lớn nhất tại Trung Quốc kể từ năm 1999 đến nay. Kinh tế giảm tốc đã khiến tình trạng nợ thanh toán bùng phát mạnh ở nhiều lĩnh vực, từ công nghiệp đến tiêu dùng và tăng vọt 23% trong 2 năm.
Theo trang tin Bloomberg, con số nêu trên cao hơn so với bất kỳ quốc gia nào trong 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới, ngoại trừ Ý.
Doanh nghiệp Trung Quốc mất 83 ngày để thu hồi tiền bán hàng. Ảnh: BLOOMBERG
Các hóa đơn chưa thanh toán cho thấy tình trạng thiếu tiền mặt không chỉ đe dọa các ngân hàng, nhà đầu tư trái phiếu mà còn kéo theo cả chuỗi cung ứng của những trang web lớn. Số doanh nghiệp phá sản dự kiến sẽ tăng lên 20% trong năm nay. Nhiều doanh nghiệp có thể đứng giữa 2 lựa chọn: tiếp tục mở rộng tín dụng cho khách hàng có xác suất khả năng vỡ nợ cao hoặc cắt đứt. Nhà phân tích kinh tế Fraser Howie, hiện sinh sống ở Singapore, cảnh báo: “Có một phản ứng dây chuyền trong nền kinh tế. Đoạn cuối của cuộc chơi là vỡ nợ và đóng cửa”.
Tại Trung Quốc, doanh nghiệp và người tiêu dùng gặp khó khăn do suy thoái kinh tế nghiêm trọng kể từ năm 1990, trong khi năng suất dư thừa khiến giá thành sản xuất giảm chưa từng có. Theo Công ty Bảo hiểm tín dụng quốc tế Euler Hermes (trụ sở tại Pháp), số doanh nghiệp Trung Quốc phá sản nhảy vọt lên 25% trong năm 2015 và có thể tăng khoảng 20% trong năm nay, cao nhất trong số 43 thị trường lớn. Mahamoud Islam, chuyên gia kinh tế châu Á của Euler Hermes tại Hồng Kông, nhận định: “Vấn đề trở nên nghiêm trọng khi công ty không trả được nợ gia tăng, khiến môi trường kinh tế xấu đi và thanh khoản kém đối với công ty nhỏ”.
Bình luận (0)