“Tôi theo dõi vụ bê bối này trên mạng và vô cùng sốc. Câu hỏi tôi đặt ra là làm thế nào ông ta làm được điều đó trong suốt thời gian dài mà công an hay nhà chức trách khác không hay biết. Tôi hi vọng chính quyền địa phương có thể có lời giải thích sớm, hoặc tôi sẽ cho rằng nhà chức trách địa phương biết nhưng làm ngơ” - một phụ nữ họ Yan, làm việc tại một viện nghiên cứu giáo dục ở Bắc Kinh, bức xúc.
“Ông ta điên nhưng tôi tin ông ta làm được điều đó nhờ chức quyền của ông ta” - Yuan Junwei, công nhân một nhà máy ôtô ở Vũ Hán, tỉnh Hà Bắc cho biết.
“Nhưng ai là người có trách nhiệm quan tâm đến đạo đức của quan chức? Chắc chắn không phải người dân” – doanh nhân Badain bày tỏ.
Các cư dân mạng cho biết sẽ theo dõi vụ này nhưng họ vẫn không ngừng lo ngại liệu các nạn nhân nhỏ tuổi sẽ hồi phục thế nào? Những vết thương kinh hoàng trong tâm não sẽ làm thế nào để lành lại.
Trong những năm gần đây, người dân Trung Quốc được khuyến khích bày tỏ ý kiến về công việc của chính phủ và mạng đã trở thành một công cụ quan trọng để người dân soi đạo đức của quan chức. Khi công chúng đã hình thành một tiếng nói mạnh mẽ hướng tới một vụ bê bối, chính phủ có nghĩa vụ giải quyết nhanh chóng, kịp thời.
Zhao Chenggen - giáo sư tại Trường cán bộ thuộc Đại học Bắc Kinh cho rằng chính phủ không nên che giấu hay bóp méo sự thật. Nếu cuộc điều tra cho thấy có sự bao che hay dung túng nhau thì nên mạnh dạn đưa ra ánh sáng. Đấy là cách tốt nhất chiếm được niềm tin của người dân.
Những vụ việc tương tự như vụ án trên không phải là hiếm ở Trung Quốc. Năm 2009, nước này đã có nhiều vụ quan chức tấn công tình dục các nữ sinh vị thành niên bị phanh phui tại các tỉnh Quý Châu, Phúc Kiến, Tứ Xuyên, Chiết Giang và Sơn Tây.
Theo Li Hong - phó khoa luật Trường ĐH Thanh Hoa thì một quan chức với tiền bạc và quyền lực rất dễ tấn công các cô gái. Tuy nhiên, để đưa được tên quan đó ra ánh sáng không dễ vì nạn nhân và gia đình e ngại quyền lực của hắn. Một phần nữa là do tâm lý của nạn nhân cho rằng đó là điều sỉ nhục nên không tố giác. Các quan trên có thể dùng tiền để đền bù, che chắn tội ác của mình.
Luật của Trung Quốc có quy định một người “ăn bánh, trả tiền” với một cô gái dưới 14 tuổi sẽ bị phạt tù từ năm đến 15 năm. Nhưng nếu ông ta cưỡng hiếp cô gái đó thì có thể bị tử hình.
Bình luận (0)