xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trung Quốc "lên lớp" Ấn Độ liên quan mâu thuẫn biên giới

Cao Lực (Theo AP)

(NLĐO) - Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị hôm 30-8 nói rằng ông hy vọng Ấn Độ có thể “học được nhiều điều” từ mâu thuẫn biên giới mới nhất và tránh những vụ việc tương tự trong tương lai, theo AP.

"Chúng tôi hy vọng rằng họ sẽ rút ra được nhiều bài học từ mâu thuẫn này và không để những vụ việc tương tự lặp lại trong tương lai. Chúng tôi hy vọng rằng nỗ lực từ 2 phía có thể duy trì các mối quan hệ ổn định và tốt đẹp" – ông Vương tuyên bố.

Trung Quốc lên lớp Ấn Độ liên quan mâu thuẫn biên giới - Ảnh 1.

Ông Vương Nghị. Ảnh: Reuters

Phát biểu nêu trên được ông Vương đưa ra trong bối cảnh Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ gặp mặt tại hội nghị thường niên Nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS diễn ra ở TP Hạ Môn - Trung Quốc vào tuần tới.

Tham dự hội nghị thượng đỉnh lần này còn có các nhà lãnh đạo Nga, Brazil và Nam Phi.

Trước đó, vào hôm 28-8, New Delhi và Bắc Kinh đã đồng ý rút quân khỏi cao nguyên Doklam, vùng lãnh thổ giáp biên giới Trung Quốc, Ấn Độ và Bhutan. Hiện tại cả Trung Quốc lẫn Ấn Độ điều chưa tiết lộ mâu thuẫn giữa 2 bên được giải quyết như thế nào.

Trung Quốc tuyên bố sẽ tiếp tục công trình xây dựng đường trên cao nguyên Doklam, vốn là nguồn gốc gây ra mâu thuẫn khi Ấn Độ điều quân ngăn chặn.

Cả Ấn Độ và Trung Quốc tuyên bố binh sĩ của 2 nước sẽ tiếp tục tuần tra khu vực cao nguyên Doklam như đã từng trước khi xảy ra mâu thuẫn.

Trung Quốc lên lớp Ấn Độ liên quan mâu thuẫn biên giới - Ảnh 2.

Bà Hoa Xuân Oánh. Ảnh: Reuters

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm 29-8 tuyên bố Bắc Kinh sẽ đề ra các kế hoạch dựa trên tình hình khu vực Doklam cũng như tiếp tục duy trì toàn vẹn lãnh thổ.

Bhutan, đồng minh của Ấn Độ, tuyên bố chủ quyền Doklam. Tuy nhiên, Bắc Kinh khẳng định khu vực này thuộc về họ dựa trên hiệp định Anh - Trung Quốc vào năm 1980. Bhutan và Trung Quốc đã nhiều lần đàm phán nhưng không tìm được tiếng nói chung.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo