3 phi hành gia Cảnh Hải Bằng, Lưu Vượng và Lưu Dương sẽ thực hiện nhiệm vụ thử nghiệm lắp ghép vào module Thiên Cung 1, đồng thời thử cung cấp hàng tiếp tế và nhân sự từ trái đất lên các module trên quỹ đạo.
3 phi hành gia Cảnh Cảnh Hải Bằng, Lưu Vượng và Lưu Dương. Ảnh: Tân Hoa Xã
Dự kiến Thần Châu 9 sẽ được phóng đi từ Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền, tỉnh Cam Túc (ở vùng sa mạc Gobi thuộc tây bắc Trung Quốc) và tách khỏi tên lửa vận chuyển Trường Chinh 2F sau khi phóng vài giây. Tiếp đó, Thần Châu 9 sẽ lắp ghép với Thiên Cung 1 và các phi hành gia sẽ sống trong Thiên Cung 1 để tiến hành các cuộc thí nghiệm. Tuy nhiên, họ sẽ ăn uống trong tàu Thần Châu 9.
Nữ phi hành gia đầu tiên của Trung Quốc, Lưu Dương, năm nay 34 tuổi, là thiếu tá phi công trong quân đội. Lưu Dương đã đánh bại nữ phi công Vương Á Bình để giành lấy một chỗ trên Thần Châu 9. Nếu sứ mệnh thành công, Trung Quốc sẽ trở thành nước thứ 3 sau Liên Xô và Mỹ đưa một phụ nữ lên quỹ đạo bằng chính công nghệ vũ trụ của mình.
Thiên Cung 1 được phóng vào vũ trụ hồi tháng 9-2011. Đến đầu tháng 11-2011, tàu Thần Châu 8 đươc phóng lên, lần đầu tiên kết nối vói Thiên Cung 1. Trước đó, Trung Quốc đưa được người vào không gian (cùng với Nga, Mỹ) bằng tàu Thần Châu 5 với một phi hành gia vào năm 2003.
Ngoài ra, trong hai năm 2007 và 2010, Trung Quốc cũng hai lần phóng tàu thăm dò Hằng Nga đến quỹ đạo mặt trăng để chuẩn bị cho việc đáp tàu xuống bề mặt mặt trăng vào năm 2013 và đưa người lên mặt trăng vào năm 2017.
Bình luận (0)