Bà Becky Freer, 44 tuổi, ở thành phố
Những chính sách mới của chính phủ Trung Quốc khiến số lượng người nước ngoài xin nhận con nuôi ở nước này sụt giảm trong thời gian qua. Ảnh: TIME
Áp dụng luật mới
Bà Becky là một trong hàng ngàn người nước ngoài muốn làm mẹ không còn được nhận con nuôi ở TQ như trước kể từ khi Chính phủ TQ có luật mới từ tháng 5-2007. Trong những năm 90 của thế kỷ trước, tại Mỹ rộ lên phong trào các gia đình tỏa đi tìm trẻ mồ côi ở những nước nghèo trên thế giới xin nhận con nuôi. TQ là điểm đến của nhiều gia đình hiếm muộn ở các nước muốn tìm con nuôi sau khi nước này mở rộng cửa từ năm 1992 thực hiện
“Chương trình cho quốc tế con nuôi”.
Luật mới về cho, nhận con nuôi có những quy định chặt chẽ hơn trước, như đòi hỏi người nhận phải có trình độ văn hóa và khả năng tài chính nhất định, phải lập gia đình, không được sống độc thân, không mắc bệnh truyền nhiễm, không thay đổi giới tính. Mọi tiêu chuẩn này phải có giấy chứng nhận đủ thẩm quyền. Theo thống kê của Bộ Ngoại giao Mỹ, sau khi TQ áp dụng luật mới, số con nuôi TQ sang Mỹ trong 3 năm đã giảm 50%, từ 7.906 bé năm 2005 còn 3.909 bé năm 2008. Số con nuôi TQ nhận ở các nước khác cũng giảm nhiều.
Ngay cả trước khi có luật mới, mọi thủ tục xin nhận con nuôi ở TQ cũng không đơn giản. Trung tâm xét duyệt con nuôi trung ương của Nhà nước TQ đòi hỏi người nước ngoài xin nhận con nuôi phải nộp nhiều loại giấy tờ xác nhận tư cách xã hội. Các khoản lệ phí phải nộp khá cao, khoảng 20.000 USD, trong lúc thời gian chờ đợi cũng khá lâu.
Tăng lượng con nuôi ở trong nước
Luật mới về xin nhận con nuôi chỉ là một phần của nguyên nhân ngày càng ít gia đình người Mỹ được nhận con nuôi TQ. Dù chính phủ TQ không công bố số con nuôi được nhận ở trong nước, các tổ chức giúp đỡ nhận con nuôi ở Mỹ được biết số trẻ được nhận nuôi ở TQ đã tăng lên nhiều do chính sách hạn chế sinh đẻ, mỗi gia đình chỉ được sinh một con đã phần nào được nới lỏng ở một số địa phương, theo từng đối tượng cụ thể. Hiện nay, những gia đình TQ đã có một con, vẫn có thể nhận con nuôi dù là trai hay gái, theo nguyện vọng của từng ông bố, bà mẹ vì lý do nhân đạo để chia sẻ gánh nặng với các tổ chức từ thiện ở các trại trẻ mồ côi.
Sự thay đổi quan niệm trọng nam khinh nữ từ lâu đời cũng là một nhân tố cải thiện tình hình con nuôi ở TQ. Trước đây, 95% trẻ sinh sống ở các trại trẻ mồ côi là bé gái, hậu quả của tình trạng bố mẹ chỉ thích sinh con trai. Josh Zhong, Giám đốc Trung tâm Tư vấn nhận con nuôi TQ bang
Bình luận (0)