Từng là biểu tượng của cái đẹp và địa vị, tục bó chân, hay còn được biết đến với cái tên “gót sen” phổ biến ở Trung Quốc từ thế kỉ thứ 10, bắt đầu đi vào thoái trào vào đầu thế kỉ 20 trước khi bị cấm theo luật pháp nước này vào năm 1911.
Những người phụ nữ cuối cùng vẫn còn đôi chân “gót sen” đó đều là nạn nhân của tục lệ “đau đớn” này khi còn là những cô bé.
“Những người phụ nữ thời kỳ này phải bó chân mới tìm được chồng tốt. Các bà mối cũng như mẹ chồng coi đôi chân nhỏ của các cô gái là dấu hiệu của một người vợ ngoan” – Nhiếp ảnh gia Jo Farrell (Hồng Kông) giải thích.
Cũng theo lời bà Farrell, dù tục lệ đáng sợ này chính thức bị cấm vào năm 1911 nhưng ở một số vùng xa xôi hẻo lánh, vẫn cho những phụ nữ bị bó chân cho tới những năm 1939.
Cụ Zhao Hua Hong là một trong số những người phụ nữ cuối cùng của tục lệ bó chân ở Trung Quốc
Các bà mối cũng như mẹ chồng coi đôi chân nhỏ của các cô gái là dấu hiệu của một người vợ ngoan
Đôi chân không còn nguyên vẹn cấu trúc sau thời gian dài bị bó nẹp
Đôi chân bị nhúng vào hỗn hợp ấm, làm từ lá thuốc và máu động vật, để giúp nó mềm ra. Móng chân bị cắt sâu nhất có thể, và từng ngón chân bị bẻ ngược lại, ép chặt vào lòng bàn chân, dồn về phía gót chân, cho tới khi tất cả các ngón chân đều gãy.
Phụ nữ bị bó chân khi mới khoảng 4-9 tuổi.
Bình luận (0)