Các cuộc biểu tình phản đối chính quyền Hồng Kông đã nổ ra tại đặc khu này trong suốt 2 tháng qua kể từ khi dự luật cho phép nghi phạm bị dẫn độ sang Trung Quốc đại lục được công bố. Trước sức ép của những người biểu tình, bà Lâm hồi đầu tháng này tuyên bố dự luật dẫn độ "đã chết" nhưng từ chối sử dụng cụm từ "hủy bỏ hoàn toàn". Những người biểu tình tuyên bố sẽ không dừng lại cho đến khi bà Lâm từ chức.
Trong cuộc họp báo hôm 29-7, Văn phòng Các vấn đề Hồng Kông và Macau (HKMAO) thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc khẳng định chính quyền trung ương "thấu hiểu và tôn trọng" quyết định hoãn dự luật dẫn độ gây tranh cãi. Người phát ngôn của HKMAO, ông Yang Guang, còn tuyên bố rằng Bắc Kinh ủng hộ mạnh mẽ bà Lâm và cảnh sát Hồng Kông thực thi pháp luật, đồng thời chỉ trích các cuộc biểu tình bạo loạn thời gian qua đã "gây tác động tiêu cực đối với kinh tế" đặc khu.
Cảnh sát Hồng Kông bắn hơi cay vào những người biểu tình đêm 28-7 Ảnh: REUTERS
Theo báo South China Morning Post, đây là lần đầu tiên Bắc Kinh tổ chức họp báo về tình hình bất ổn ở Hồng Kông liên quan đến dự luật dẫn độ. Cuộc họp báo này diễn ra không lâu sau khi Văn phòng Liên lạc Bắc Kinh tại Hồng Kông bị những phần tử quá khích tấn công trong cuộc biểu tình phản đối chính quyền đặc khu vào tuần rồi.
Trong khi đó, Phòng Thương mại Mỹ ở Hồng Kông (AmCham) hôm 29-7 hối thúc chính quyền Hồng Kông giải quyết tình trạng bạo loạn mà họ khẳng định là đang gây ảnh hưởng xấu đến kinh tế cũng như hình ảnh của đặc khu.
Singapore được cho là sẽ trở thành quốc gia được hưởng lợi lớn. Tuy nhiên, theo ông Piyush Gupta - Giám đốc điều hành Ngân hàng DBS (Singapore) - lời khẳng định trên chỉ là "một sự phóng đại".
Bình luận (0)