icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trung Quốc: Tầng lớp trung lưu là nhân tố thúc đẩy kinh tế

Thiên Lý (TBKTSG)

Theo Nhân dân Nhật báo, sau 20 năm cải cách và mở cửa, tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc đã xuất hiện, ngày càng lớn lên và bắt đầu làm biến đổi cơ cấu xã hội nước này.

Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Trung Quốc tính toán rằng, tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc chiếm 15% dân số vào năm 1999, sau đó tăng đều đặn l% mỗi năm và đạt tới 19% vào năm 2003. Sự bảo hộ của pháp luật, tác động của chính sách là những yếu tố thúc đẩy sự gia tăng tầng lớp này.

Một đất nước thực sự hiện đại và ổn định, dù ở đâu, là đất nước mà tầng lớp trung lưu chiếm đa số, còn các tầng lớp có thu nhập cực cao hoặc cực thấp chiếm thiểu số.

Tuy nhiên, giới nghiên cứu khoa học ở Trung Quốc vẫn còn bất đồng ý kiến với nhau về định nghĩa cũng như tiêu chí của tầng lớp trung lưu.

Bộ phận nghiên cứu của tập đoàn BNP Panbas Paribas Peregrine định nghĩa tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc là những chuyên gia và viên chức văn phòng có học thức, thu nhập hằng năm từ 25.000 - 30.000 nhân dân tệ/người hay 75.000 - 100.000 nhân dân tệ/hộ, có tham gia vào việc quản lý, điều hành doanh nghiệp và hoạt động trí tuệ. Dân cư ở trên tiêu chuẩn đó chiếm 13,5% dân số Trung Quốc.

Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Trung Quốc ước lượng rằng 48,5% dân cư thành thị có thu nhập từ 150.000 - 200.000 nhân dân tệ/hộ nhưng do đa số dân cư nông thôn vẫn còn thu nhập kém, có thể suy đoán rằng tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc mới chiếm khoảng 19% dân số Trung Quốc.

Song Linfei, một nhà nghiên cứu về cơ cấu xã hội, lại cho rằng Trung Quốc còn phải đi một chặng đường dài mới có thể đạt tới xã hội mang hình thái quả ô liu (tầng lớp trung lưu khi đó sẽ phải chiếm tỉ lệ 40% - 50% dân số).

Về mặt xã hội cũng như kinh tế, tầng lớp trung lưu là tầng lớp ổn định nhất trong xã hội. Họ thường có cuộc sống khá giả, công ăn việc làm ổn định, có thái độ tích cực đối với xã hội và các chính sách, và là những người tiêu dùng trung thành. Họ là một trong những nhân tố thúc đẩy thị trường phát triển.

Theo Song Linfei, vấn đề then chốt là do cơ cấu phân chia thành thị - nông thôn, trong khi một số lớn dân cư thành thị đã gia nhập tầng lớp trung lưu thì đa số trong 900 triệu dân cư nông thôn vẫn còn nghèo. Do đó, Song kêu gọi, cần ''thêm vào" thay vì ''bớt đi'', nếu muốn phát triển tầng lớp trung lưu. ''Thêm vào'' có nghĩa là giúp cho tầng lớp thu nhập thấp có thêm thu nhập thay vì ''bớt đi'' thu nhập của tầng lớp có thu nhập cao. Chẳng hạn, có thể biến nông dân thành cư dân đô thị để họ có cơ hội tăng thu nhập. Trong khi đó, cần có những chiến dịch tái tuyển dụng, tái đào tạo để những người có thu nhập trung bình không rớt xuống tầng lớp thu nhập thấp.

Việc mở cửa thị trường chứng khoán, khuyến khích kinh tế tư nhân và biến các doanh nghiệp thành những công ty cổ phần lớn, việc nâng lương cho công chức và giáo viên, trả lương cao cho sinh viên du học trở về... có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo