xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trung Quốc thanh lọc ngành tài chính

HUỆ BÌNH

Ngành công nghiệp tài chính được xem là nơi ẩn náu của các “thái tử đảng” và người quản lý tài sản cho họ

Một cơn bão đang kéo đến trong ngành công nghiệp tài chính Trung Quốc khi Chủ tịch Tập Cận Bình nỗ lực ngăn chặn sự cấu kết giữa các nhà quản lý, tài phiệt tư nhân và thành viên các gia đình quan chức cấp cao trước thềm Đại hội lần thứ 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc (gọi tắt là Đại hội Đảng 19), dự kiến diễn ra vào cuối năm 2017.

Thành trì của các nhóm lợi ích

Chứng kiến sự hỗn loạn của thị trường chứng khoán vào năm 2015, ông Tập đang chuyển sự tập trung của cuộc chiến chống tham nhũng sang giới tài chính, nơi tràn ngập các giao dịch dùng tiền mua quyền. Ông cũng quan tâm đến những rủi ro tài chính tiềm ẩn, đe dọa tăng trưởng và an ninh quốc gia. Vụ việc mới nhất liên quan đến ông Hạng Tuấn Ba, cựu Chủ tịch Ủy ban Giám sát bảo hiểm Trung Quốc (CIRC).

Theo nhận định của tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), thông tin ông Hạng bị điều tra vì tham nhũng hồi đầu tháng 4 có thể báo trước một giai đoạn mới trong quá trình “làm trong sạch” lĩnh vực tài chính. Bình luận về vụ việc, tài khoản mạng xã hội của tờ Nhân dân Nhật báo cho rằng kịch hay còn ở phía trước.

Ông Trang Đức Thủy, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về liêm chính trong chính phủ thuộc Trường ĐH Bắc Kinh, nhận định ngành công nghiệp tài chính là thành trì của các nhóm lợi ích Trung Quốc và ông Tập quyết tâm phá vỡ nó. Trong khi đó, GS Hồ Tinh Đẩu đánh giá tài chính là một trong những lĩnh vực có nhiều vụ tham nhũng nhất ở Trung Quốc vì lợi ích béo bở. Chưa hết, ngành công nghiệp này cũng được xem là nơi ẩn náu của các “thái tử đảng” và người quản lý tài sản cho họ - những đối tượng mà ông Tập muốn kiềm chế.

Tuy nhiên, một số nhà quan sát thắc mắc liệu Bắc Kinh có thể giải quyết hiệu quả các rủi ro tài chính thông qua việc bắt giữ và tịch biên hay không. Ông Trương Lập Phàm, nhà bình luận chính trị tại Bắc Kinh, cho rằng chiến dịch trấn áp nói trên có thể khiến tầng lớp tinh hoa lắm tiền nhiều của chạy khỏi Trung Quốc.

Ngân hàng Trung Quốc Dân sinh Ảnh: REUTERS
Ngân hàng Trung Quốc Dân sinh Ảnh: REUTERS

“Ngân hàng ngầm” trỗi dậy

Một nỗi lo khác của Bắc Kinh trước thềm Đại hội Đảng 19 là sự bùng phát trở lại của “ngân hàng ngầm” - một tác dụng phụ ngoài ý muốn của chiến dịch siết chặt tín dụng. Theo số liệu từ Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC), các khoản tài trợ vốn ngoài bảng tăng lên mức 754 tỉ nhân dân tệ (109 tỉ USD) trong tháng 3-2017. Như vậy, riêng trong quý I năm nay, các khoản tài trợ vốn ngoài bảng đạt mức kỷ lục 2.050 tỉ nhân dân tệ.

Tài trợ vốn ngoài bảng là cách thức tài trợ vốn mà theo đó, các khoản chi lớn của công ty được để ở ngoài bảng cân đối kế toán thông qua một số phương pháp phân loại sắp xếp tài sản. Theo chuyên gia Hứa Cao của Công ty Chứng khoán Everbright, nỗ lực của PBOC nhằm hạn chế cho vay mới có thể đã thúc đẩy người mượn tiền, đặc biệt là các nhà đầu tư bất động sản, tìm kiếm những phương thức vay tiền thay thế.

Kể từ cuối năm 2016, PBOC và các cơ quan quản lý đã thực hiện nhiều chính sách để hạn chế rủi ro đối với hệ thống tài chính, như nâng lãi suất cho vay ngắn hạn, thắt chặt quy định cho vay bất động sản… Tuy nhiên, những chính sách này lại khiến “ngân hàng ngầm” hoạt động mạnh mẽ hơn. Theo hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s, các hoạt động “ngân hàng ngầm” của Trung Quốc có giá trị khoảng 8.500 tỉ USD. Một báo cáo hồi tháng 3 của Moody’s cảnh báo vai trò ngày càng tăng của “ngân hàng ngầm” trong nguồn cung cấp tài chính, từ đó khiến hệ thống tài chính có nguy cơ thêm tổn thương trước các cú sốc liên quan đến bất động sản.

Một mối nguy lớn không kém đến từ các sản phẩm tài chính mơ hồ và ít chịu sự giám sát, quản lý của luật pháp. Giới truyền thông Trung Quốc gần đây đưa tin khoảng 400 triệu USD tiền của các nhà đầu tư tại chi nhánh ở Bắc Kinh của Ngân hàng Trung Quốc Dân sinh đã “bốc hơi”. Thông tin này khiến hàng chục khách hàng tập trung tại chi nhánh này hôm 19-4 để đòi ngân hàng trả lại tiền cho mình.

Theo tờ The New York Times, các khoản đầu tư trên, gọi là sản phẩm quản lý tài sản, thường để ngoài bảng cân đối kế toán của ngân hàng, góp phần vào sự trỗi dậy của ngân hàng ngầm. Thống kê cho thấy các nhà đầu tư đã rót 4.400 tỉ USD vào sản phẩm quản lý tài sản, trong đó nhiều khoản đầu tư tập trung vào các ngành than đá, thép và bất động sản đang đối mặt vấn đề dư thừa công suất. Đã xuất hiện nỗi lo rằng nếu những khoản đầu tư này thất bại, kinh tế Trung Quốc sẽ thiệt hại không nhỏ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo