xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trung Quốc theo đuổi “ngoại giao cần câu”

Thu Hằng

Lệnh cấm đánh bắt cá do Trung Quốc đơn phương áp đặt tại biển Đông kết thúc lúc 12 giờ ngày 1-8, đồng nghĩa với việc hàng vạn tàu cá nước này đồng loạt đổ xô đến đây

Từ ngày 31-7, Cục Hải sự quốc gia Trung Quốc ra thông cáo trên trang mạng chính thức của mình để nhắc nhở ngư dân về hạn chót “đến hẹn lại lên” này. Trong khi đó, Tân Hoa Xã cho biết không đợi tới khi có thông cáo đó, tất cả tàu cá đánh bắt thuộc các tỉnh duyên hải như Hải Nam, Quảng Tây, Quảng Đông đều trong trạng thái sẵn sàng ra khơi. Riêng tỉnh Hải Nam vốn có diện tích rộng nhất giáp biển Đông có tới 9.000 chiếc chầu chực chờ “chuông reo”, trong đó khoảng 1.000 tàu khởi hành từ huyện Lâm Cao. Hiện chưa rõ những khu vực mà ngư dân Trung Quốc sẽ đánh bắt tại biển Đông nhưng những năm gần đây, họ đang mở rộng sang cả các khu vực không thuộc ngư trường truyền thống.

Tàu cá Trung Quốc tập trung ở cảng Phương Đông, đảo Hải NamẢnh: Reuters
Tàu cá Trung Quốc tập trung ở cảng Phương Đông, đảo Hải NamẢnh: Reuters

Tân Hoa Xã khẳng định lệnh cấm đánh bắt cá thường niên trên biển Đông kéo dài 2 tháng rưỡi, bắt đầu từ ngày 16-5, đã áp dụng kể từ năm 1999 nhưng luôn bị Việt Nam cùng các nước trong khu vực bác bỏ. Hồi đầu năm nay, Bắc Kinh còn ngang ngược buộc các tàu cá nước ngoài phải xin phép chính quyền tỉnh Hải Nam mới được hoạt động ở những vùng biển Trung Quốc ngang nhiên có yêu sách chủ quyền tại biển Đông. Luật lệ phi lý này lập tức vấp phải sự phản đối gay gắt của hàng loạt quốc gia trong khu vực cũng như dư luận quốc tế.

Theo nhận định của tác giả Harry J. Kazianis trong bài viết trên tạp chí The National Interest (Mỹ), Trung Quốc đang sử dụng các tàu đánh cá như một vũ khí bí mật ở biển Đông. Nhận định được đưa ra sau khi hãng tin Reuters đăng tải bài viết phơi bày ý đồ trang bị hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu - vốn được sử dụng trong quân đội - cho 50.000 tàu cá của Trung Quốc. Hệ thống nói trên sẽ cho phép các tàu cá liên lạc trực tiếp với lực lượng hải cảnh Trung Quốc khi hoạt động trên các vùng tranh chấp ở biển Đông. Không những thế, nhiều ngư dân còn xác nhận giới chức Hải Nam khuyến khích họ đến tận quần đảo Trường Sa của Việt Nam để đánh bắt và mỗi ngày được trợ cấp 2.000- 3.000 nhân dân tệ (320-480 USD) đối với tàu loại 500 mã lực.

Ông Kazianis cho rằng trong chiến lược đa dạng để độc chiếm biển Đông, Trung Quốc không chỉ dừng lại ở chính sách ngoại giao “cây gậy nhỏ” (ám chỉ việc Bắc Kinh đơn phương áp đặt giới hạn đánh bắt mới trên biển Đông) mà còn thúc đẩy “ngoại giao cần câu” với việc đẩy ngư dân ra vơ vét ở các vùng biển tranh chấp, một phần cũng để phục vụ cho “cơn khát” hải sản ngày một tăng trong nước.

7 biện pháp kiềm chế Bắc Kinh bành trướng

Richard Fisher, một chuyên gia quân sự về Trung Quốc, vừa đề xuất 7 biện pháp mà chính phủ Mỹ có thể thực thi để kiềm chế sự bành trướng của Bắc Kinh vào năm 2020.

Trong bài viết gửi đến Trung tâm Đánh giá và chiến lược quốc tế (Mỹ) vào cuối tháng rồi, tác giả đề nghị Washington phát triển một thế hệ tên lửa chống hạm tầm ngắn và trung rồi bán cho các đồng minh, đối tác an ninh ở châu Á - Thái Bình Dương. Thứ hai, Mỹ cần phát triển một mạng lưới để cảnh báo sớm nhất có thể cho các thành viên về các hoạt động quân sự của Trung Quốc. Thứ ba, Mỹ nên triển khai súng điện từ đến eo biển Đài Loan bởi hệ thống vũ khí mới này sẽ bảo đảm Đài Loan đối phó được mối đe dọa tên lửa từ Trung Quốc.

Biện pháp thứ tư là Mỹ cần sở hữu một lượng lớn máy bay chiến đấu F-35 thế hệ thứ năm để hỗ trợ nhiệm vụ phòng thủ quốc phòng bởi bộ phận cảm biến cảnh báo hồng ngoại của nó được cho là phát hiện các vụ phóng tên lửa ở khoảng cách lên đến hơn 300 km. Kế tiếp, Mỹ nên xây dựng một lực lượng bộ binh có khả năng triển khai nhanh chóng, trong đó có việc phát triển loại xe chiến đấu có tải trọng từ 30 tấn trở lên. Một biện pháp nữa là Mỹ nên giúp Đài Loan cải thiện khả năng chiến đấu để đối phó với một cuộc xâm lược khả dĩ từ Trung Quốc, như hỗ trợ hòn đảo này mua tàu ngầm mới.

Cuối cùng, Mỹ cần khôi phục chương trình mặt trăng bởi Trung Quốc và Nga rất có thể biến nơi này thành điểm đặt cơ sở quân sự mới. Từ cơ sở quân sự đặc biệt trên, quân đội Trung Quốc sẽ quan sát và tấn công được các vệ tinh quân sự của trái đất hoặc phá hoại các trạm không gian tương lai.

Hoàng Phương

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo