xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trung Quốc “trên cơ” Nga

Bằng Vy (Theo Reuters)

(NLĐO) – Một báo cáo công bố ngày 3-10 cho rằng Trung Quốc đang âm thầm chiếm ưu thế trong mối quan hệ với Nga bằng cách dần dần bớt phụ thuộc vào vũ khí cũng như nguồn năng lượng của nước này.

Trong khi lãnh đạo hai nước không ngừng tuyên bố nâng tầm quan hệ chiến lược, có vẻ như mối bang giao thực sự không hề có thêm bước tiến nào quan trọng, Viện Nghiên cứu Hòa bình thế giới Stockholm của Thụy Điển (SIPRI) nhận định.
 
"Trong những năm tới, mặc dù quan hệ ngoại giao vẫn khắng khít nhưng 2 nền tảng trong mối quan hệ kéo dài 2 thập kỉ qua của Nga và Trung Quốc – hợp tác quân sự và năng lượng – đang dần sụp đổ. Tầm ảnh hưởng của Nga đối với Trung Quốc càng lúc càng thu nhỏ” – báo cáo trên viết.
 
img
Nga e ngại bán vũ khí công nghệ cao cho Trung Quốc vì sợ bị sao chép. Ảnh: Reuters
 
Mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc đã trải qua nhiều thăng trầm, từ chỗ là đồng minh thân cận trong những năm 1950 đến bờ vực chiến tranh do tranh chấp biên giới năm 1969. Hiện nay, cả Nga và Trung Quốc vẫn bắt tay chặt chẽ tại Liên Hiệp Quốc và thường xuyên đưa ra những ý kiến phản đối các chính sách của Mỹ 
 
Trung Quốc từng có thời dựa dẫm vào vũ khí Nga, nhưng những bước phát triển đáng nể trong vài năm gần đây minh chứng Bắc Kinh hoàn toàn đủ khả năng trở thành đối thủ của Moscow trong lĩnh vực này. Đó cũng là một lý do khiến Nga không muốn xuất khẩu những thiết bị công nghệ cao cho Trung Quốc.
 
Báo cáo trên phân tích: "Ngành công nghiệp quốc phòng ngày càng tân tiến của Trung Quốc có thể đáp ứng được nhu cầu của quân đội, dẫn đến việc hạn chế nhập khẩu vũ khí. Cùng lúc đó, Nga dường như không sẵn lòng bán vũ khí cho Trung Quốc do lo ngại nước này sẽ sao chép công nghệ và cạnh tranh với Nga trên thị trường thế giới”.
 
Còn trong lĩnh vực hợp tác năng lượng, cả 2 gặp nhiều khúc mắc về các nhu cầu nhập khẩu dầu và khí đốt của Trung Quốc, khiến Bắc Kinh quay ra tìm kiếm các nhà cung cấp khác, chủ yếu ở Trung Á.
 
Ví dụ điển hình là thỏa thuận cung cấp khí đốt trị giá 1.000 tỉ USD của Nga cho Trung Quốc trong vòng 30 năm – được xem là điểm sáng trong chuyến thăm Nga của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào hồi tháng 6 – đã thất bại trong đàm phán chi tiết.
 
"Trung Quốc đòi hỏi nhiều hơn ở Nga, trong khi Nga vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc cụ thể hóa mối quan hệ với cường quốc kinh tế mới này. Cả 2 nước sẽ tiếp tục là đối tác, nhưng không phải là kiểu đối tác chia sẻ sâu sắc quan điểm về các vấn đề thế giới cũng như các lợi ích chiến lược” – báo cáo của SIPRI kết luận.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo