Chính phủ lâm thời Libya căm phẫn
Tài liệu cũng cho thấy Trung Quốc đã chơi trò hai mặt trong cuộc chiến ở Libya. Một mặt, họ tuyên bố ủng hộ lệnh cấm vận của Liên Hiệp Quốc, mặt khác, lén lút bán vũ khí và đạn dược cho chính quyền Gaddafi.
Súng bắn tên lửa vác vai và đạn QW-18. Ảnh: MIL.EASTADAY
Ông Omar Hariri, Chủ nhiệm Ủy ban Quân sự của Hội đồng Dân tộc quá độ (NTC), lúc bấy giờ tỏ ra hết sức căm phẫn khi biết được Trung Quốc lén lút đàm phán bán vũ khí cho quân đội Libya, trong khi người của ông bị thiệt hại nặng nề khi tiến về Tripoli. “Chúng tôi không còn nghi ngờ gì nữa, súng đạn Trung Quốc đã được tuồn vào đây và được dùng để chống lại chúng tôi”- ông Hariri nhấn mạnh.
Bán tên lửa vác vai nhái hàng Mỹ
Bản ghi nhớ trình bày chi tiết chuyến đi của các quan chức an ninh chế độ Gaddafi từ Tripoli đến Bắc Kinh ngày 16-7-2011 và tiến hành đàm phán với đại diện của 3 doanh nghiệp quốc doanh Trung Quốc là Công ty Công nghiệp Phương Bắc (Norinco) chuyên sản xuất vũ khí và đạn dược, Công ty Quốc doanh Xuất nhập khẩu thiết bị chính xác Trung Quốc (CPMIC) và Công ty Xuất nhập khẩu Tân Hưng.
Bản ghi nhớ nói rõ phía chủ nhà nhấn mạnh rằng cuộc đàm phán này cần được giữ bí mật và để bảo đảm chuyện này, phía chủ nhà đề nghị giao hàng qua một nước thứ ba là Algeria hoặc Nam Phi.
Phía Trung Quốc cũng nói rõ nhiều mặt hàng mà Libya cần mua đã có sẵn trong kho vũ khí Algeria, có thể giao ngay cho Libya qua biên giới. Trung Quốc sẽ bù đắp sau cho Algeria. Tuy nhiên, phía chủ nhà thừa nhận Algeria chưa đồng ý với phương án này nhưng hy vọng mọi chuyện sẽ ổn thỏa sau khi chi nhánh các công ty Trung Quốc ở Algeria thương lượng với Algiers.
Bản ghi nhớ đính kèm phụ lục mô tả các loại vũ khí lợi hại mà hai bên tiếp tục đàm phán như xe chở dàn phóng tên lửa, tên lửa chống tăng. Trung Quốc còn đề nghị bán tên lửa vác vai bắn máy bay QW-18, giống hệt tên lửa Stinger của Mỹ.
Một thương vụ bất lợi
Theo nhận định của The Globe and Mail, Liên Hiệp Quốc rất khó trừng phạt Trung Quốc trong vụ mua bán vũ khí nói trên vì không đủ bằng chứng. Tuy nhiên, có thể nói Trung Quốc đã tự trừng phạt vì chính phủ Libya mới, thông qua chuyện kể trên, không có thiện cảm với Bắc Kinh. Ông Gaddafi không còn, Trung Quốc có thể đánh mất quyền lợi liên quan đến các giếng dầu của Libya.
Bình luận về thương vụ gây tranh cãi nói trên, Công ty Truyền thông Tân Tài của Trung Quốc viết: “Dầu lửa là cái gốc của chiến tranh Libya. Dầu lửa cũng là quyền lợi cơ bản sau cuộc chiến”. Tờ báo Canada dẫn lời một quan chức cao cấp của Công ty Dầu lửa Vịnh Ả Rập cho biết ông rất ngại làm ăn với các công ty Trung Quốc vì nước này chống lại cuộc nổi dậy ở Libya.
Kỳ tới: Norinco và những thương vụ ồn ào
Bình luận (0)