Tổng thống Mỹ Donald Trump yêu cầu Seoul đảm nhận phần lớn hơn trong chi phí đồn trú của 28.500 lính Mỹ trong khi sự ngăn chặn Triều Tiên đã kiểm tra niềm tin của Hàn Quốc vào liên minh an ninh với Washington.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Jeong Kyeong-doo tại Hội nghị Tư vấn An ninh lần thứ 51 ở Seoul vào ngày 15-11. Ảnh: REUTERS
Các thông tin về yêu cầu 5 tỉ USD của ông Trump hồi đầu tháng này đã khiến Seoul bị sốc và vào hôm 18-11, các nhóm tiến bộ đã phản đối tại địa điểm đàm phán chống lại những gì họ cho là "vụ cướp đường cao tốc" bởi những người Mỹ tham lam.
Ông James DeHart, nhà đàm phán chính của Mỹ, cho biết có rất nhiều việc phải làm nhưng giọng điệu của ông này nghe có vẻ lạc quan khi ông đến Hàn Quốc một ngày trước.
"Tôi rất tự tin rằng chúng tôi sẽ đạt được một thỏa thuận hai bên có thể chấp nhận, cả hai bên đều có thể ủng hộ, và điều đó cuối cùng sẽ củng cố liên minh thân thiết của chúng tôi" - ông nói cánh phóng viên.
Đây là vòng đàm phán thứ ba của ông ta và là lần thứ hai đối với nhà đàm phán Jeong Eun-bo phía Hàn Quốc, người đã tham gia vòng đầu tiên hồi tháng 9. Ông trước đây là phó chủ tịch của Ủy ban Dịch vụ Tài chính và là thứ trưởng tài chính của Hàn Quốc.
Một nhà lập pháp Hàn Quốc cho biết hồi đầu tháng này rằng các quan chức Mỹ đã yêu cầu Hàn Quốc chi trả tới 5 tỉ USD mỗi năm, gấp hơn 5 lần so với 896 triệu USD (1,04 ngàn tỉ won) mà Seoul đã đồng ý thanh toán trong năm nay.
Binh sĩ Mỹ và Hàn Quốc trong một cuộc tập trận ở Hàn Quốc. Ảnh: VOA
Hàn Quốc là "một quốc gia giàu có, có thể và nên thanh toán nhiều tiền hơn", Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper đã nhấn mạnh sau cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Jeong Kyeong-doo tuần trước.
Tổng thống Trump từ lâu đã phản đối tình trạng mà ông đánh giá là những đóng góp không thỏa đáng từ các đồng minh đối với chi phí quốc phòng.
Mỹ dự kiến sẽ bắt đầu các cuộc đàm phán riêng cho các thỏa thuận chia sẻ chi phí quốc phòng mới với Nhật Bản, Đức và NATO vào năm tới.
Tổng thống Trump đã đưa ra ý tưởng đưa quân đội Mỹ rời khỏi bán đảo Triều Tiên, nơi vẫn còn trong tình trạng chiến tranh về kỹ thuật theo một thỏa thuận ngừng bắn trong cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc phủ nhận thông tin trên một số kênh YouTube của Hàn Quốc rằng quân đội Mỹ sẽ rút đi hoặc giảm xuống.
Trong khi đó, vào tuần trước, ông Esper đã tái khẳng định cam kết duy trì mức độ hiện tại của lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc và cải thiện khả năng sẵn sàng chiến đấu của họ.
Bình luận (0)