xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Từ lệnh bắt của ICC với Tổng thống Putin: Nguyên tắc hoạt động và những vụ đáng chú ý

Cao Lực

(NLĐO) – Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đã ban bố lệnh bắt giữ Tổng thống Vladimir Putin, với những cáo buộc liên quan đến chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine.

Nga, không phải là thành viên của ICC, cho biết lệnh bắt giữ nêu trên là vô nghĩa. Moscow đã nhiều lần bác bỏ cáo buộc rằng lực lượng của họ phạm tội ác chiến tranh ở Ukraine.

ICC được thành lập vào năm 2002 để truy tố tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người, tội diệt chủng và tội xâm lược khi các nước thành viên không muốn hoặc không thể tự mình truy tố.

ICC có thể truy tố tội do công dân của các nước thành viên phạm phải hoặc tội mà các thực thể khác phạm phải trên lãnh thổ của các nước thành viên. ICC có 123 nước thành viên. Ngân sách cho năm 2023 là khoảng 182 triệu USD.

Theo Reuters, ICC nhận được sự hỗ trợ từ nhiều thành viên của Liên Hiệp Quốc và Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, một số cường quốc như Mỹ, Nga và Trung Quốc chưa gia nhập ICC vì họ lập luận rằng tòa án này có thể được sử dụng để tiến hành các vụ truy tố mang động cơ chính trị.

ICC đang tiến hành 17 cuộc điều tra, từ Ukraine và các quốc gia châu Phi như Uganda, Cộng hòa Dân chủ Congo và Kenya đến Venezuela ở Mỹ Latin và các quốc gia châu Á, như Myanmar và Philippines, trang web của tổ chức này cho biết.

Từ lệnh bắt của ICC với Tổng thống Putin: Nguyên tắc hoạt động và những vụ đáng chú ý - Ảnh 1.

Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ở TP The Hague - Hà Lan, ngày 31-3-2021. Ảnh: Reuters

ICC đã kết án 5 đối tượng phạm tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người, tất cả đều là các thủ lĩnh dân quân châu Phi đến từ Cộng hòa Dân chủ Congo, Mali và Uganda. Những người này nhận án phạt từ 9 đến 30 năm tù. Bản án tối đa là tù chung thân.

Sau khi ICC phát lệnh truy tố, 123 nước thành viên có nghĩa vụ bắt giam và vận chuyển nếu người này đặt chân đến lãnh thổ của họ. Vì thế, những người bị ICC phát lệnh bắt giam thường không đến 123 quốc gia này.

Cựu Tổng thống Sudan Omar al-Bashir và cựu Tổng thống Libya Muammar Gaddafi là những nhà lãnh đạo hiếm hoi bị ICC truy tố khi đang giữ chức nguyên thủ quốc gia. Mọi cáo buộc nhằm vào ông Gaddafi đã được gỡ bỏ sau khi ông bị lật đổ và sát hại vào năm 2011.

Ông Bashir, người bị truy tố vào năm 2009 vì tội diệt chủng ở Darfur, vẫn tại vị thêm 10 năm cho đến khi bị lật đổ trong một cuộc đảo chính. Kể từ đó, ông bị truy tố ở Sudan vì các tội danh khác nhưng chưa được giao cho ICC.

Từ lệnh bắt của ICC với Tổng thống Putin: Nguyên tắc hoạt động và những vụ đáng chú ý - Ảnh 2.

Tổng thống Nga Vladimir Putin bị ICC phát lệnh bắt giam vì những cáo buộc liên quan đến chiến dịch quân sự ở Ukraine. Ảnh: Reuters

Khi còn đương chức, ông Bashir đã đến một số quốc gia Ả Rập và châu Phi, kể cả các nước thành viên ICC như Chad, Djibouti, Jordan, Kenya, Malawi, Nam Phi và Uganda. Những quốc gia này từ chối bắt giam ông. Họ sau đó bị ICC chỉ trích hoặc báo cáo lên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc vì không tuân thủ nghĩa vụ.

Cựu Tổng thống Bờ Biển Ngà Laurent Gbagbo là cựu nguyên thủ quốc gia đầu tiên xuất hiện trước ICC. Ông được tuyên trắng án về mọi cáo buộc vào năm 2019 sau phiên tòa kéo dài 3 năm.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo