xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Từ “nhà tù nổi” đến nhà tù chìm

VĂN ANH

Tuần qua, Reprieve- một tổ chức nhân quyền Anh- kêu gọi chính quyền Mỹ công bố tên tuổi và nơi giam cầm những người tình nghi khủng bố trên các “nhà tù nổi” là các chiến hạm Mỹ khi tiến hành cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu trước khi đưa họ đến các “điểm đen” của CIA khét tiếng về thành tích tra tấn ở ngoài nước Mỹ. Báo chí phương Tây gọi những người vô phúc này là “tù nhân ma” bởi không có tên tuổi, không biết nơi giam cầm và có thể biến mất lúc nào không ai biết

Thật ra chuyện “tù nhân ma” bị giam cầm trong các “nhà tù nổi” đã được biết đến từ lâu. Washington và CIA (Trung ương Tình báo Mỹ) từng thú nhận có chuyện đó nhưng chỉ ở mức độ tạm giam vài ngày chứ không phải giam lâu ngày theo cách hiểu của Reprieve và các tổ chức nhân quyền quốc tế khác. Vấn đề ở đây là Tổng thống Bush từng tuyên bố chấm dứt tình trạng vừa kể hồi năm 2006. Thế nhưng, theo Reprieve, trong 2 năm qua, Mỹ vẫn tiếp tục bắt giữ hàng trăm “tù nhân ma” và đưa họ vào các “địa điểm đen” của CIA bao gồm các “nhà tù nổi” và nhà tù bí mật ở Morocco, Syria, Ai Cập, Jordan, Thái Lan, Afghanistan, Iraq, Ba Lan và Romania.

Tránh tai mắt nhà báo

Reprieve cho biết đã thu thập thông tin về các “nhà tù nổi” từ nhiều năm nay qua nhiều nguồn bao gồm tuyên bố của các quan chức quân sự Mỹ, báo cáo của Hội đồng châu Âu, báo cáo của các ủy ban Quốc hội Mỹ và những lời khai của “tù nhân ma” sống sót. Nhưng thông tin này đã được các luật gia của Reprieve phân tích cặn kẽ. Cuối năm nay, Reprieve sẽ công bố bản phân tích này.

Theo nghiên cứu của Reprieve, Mỹ đã sử dụng ít nhất 17 chiến hạm như “nhà tù nổi” từ năm 2001 đến nay. Các tù nhân bị thẩm vấn “bằng những hình thức tra tấn trước khi chuyển đi những nơi khác, thường là những địa điểm bí mật”.

Trong số các “nhà tù nổi” có chiến hạm USS Bataan và USS Peleliu. Hầu hết các chiến hạm này hoạt động ở hải phận quốc tế, đặc biệt ở Vùng Sừng châu Phi và quanh vùng lãnh thổ Anh Diego Garcia, một hòn đảo san hô nhỏ hẻo lánh, ở Ấn Độ Dương. Anh cho Mỹ thuê lãnh thổ này để làm căn cứ quân sự từ năm 1970. Sau sự kiện 11-9-2001, Mỹ cũng xây dựng một nhà tù bí mật trên đảo này.

img
Luật gia Clive Stafford Smith

Báo cáo của Reprieve cho biết tổ chức này đặc biệt rất quan tâm đến hoạt động của chiến hạm USS Ashland cũng được dùng để giam giữ và thẩm vấn “tù nhân ma” lúc nó ở ngoài khơi nước Somalia vào đầu năm 2007 với mục đích tìm bắt khủng bố Al-Qaeda. Cũng vào thời điểm này, nhiều người bị lực lượng của Somalia, Kenya và Ethiopia bắt cóc và tra hỏi bởi nhân viên FBI (Cảnh sát Liên bang Mỹ) và CIA. Theo Reprieve, những người này từng bị giam giữ trên tàu USS Ashland và các tàu Mỹ khác lúc bấy giờ hoạt động trong vùng Vịnh Aden.

Trong báo cáo của Reprieve, một tù nhân ở nhà tù Vịnh Guantanamo được thả ra kể lại câu chuyện giam cầm tù nhân trên chiếc tàu đổ bộ Bataan: “Một trong những bạn tù của tôi ở Guantanamo từng bị giam trên một chiến hạm Mỹ với 50 người khác đến từ nhà tù Guantanamo. Họ bị nhốt ở đáy hầm tàu. Anh ta nói với tôi rằng cảnh tượng giống như phim trên tivi. Họ bị đánh đập còn tàn nhẫn hơn lúc ở Guantanamo”.

Reprieve tin rằng những người tù vừa kể, giữa hai cuộc hỏi cung, đã được chụp hình và khám sức khỏe. Chính quyền Mỹ đang giữ những tài liệu này.

Clive Stafford Smith, Giám đốc tư pháp của Reprieve, nói: “Người Mỹ chọn cách giam tù trên tàu để che giấu việc làm trái phép của họ, đồng thời tránh xa tầm mắt các nhà báo và luật gia. Chúng tôi sẽ khôi phục quyền lợi pháp luật của những “tù nhân ma” này. Chính quyền Mỹ từng thú nhận đang giam giữ ít nhất 26.000 người trong các nhà tù bí mật mà không xét xử. Theo thông tin mà chúng tôi có được, có đến 80.000 trường hợp như vậy kể từ năm 2001. Chính phủ Mỹ cần chứng tỏ sự tôn trọng quyền con người cơ bản bằng cách lập tức cung cấp tên tuổi những người đó, nơi họ đang bị giam giữ và họ đã được đối xử như thế nào”.

Hải quân Mỹ: Chỉ là tin đồn

Manfred Nowalk, báo cáo viên đặc biệt về tra tấn của Liên Hiệp Quốc, cho biết đã có “những tố giác rất nghiêm trọng” về “nhà tù nổi” của Mỹ hoạt động ngoài tiêu chuẩn luật pháp quốc tế, nhất là ở Ấn Độ Dương. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Mỹ luôn cho rằng không thể xác minh những lời cáo giác đó bởi chỉ là tin đồn.

Nhật báo Anh The Guardian cho biết tư lệnh Jeffrey Gordon, người phát ngôn của hải quân Mỹ, từng khẳng định với phóng viên của báo: “Không có nhà tù trên tàu chiến Mỹ”. Tuy nhiên, ông cho biết thêm có một vài cá nhân được mang lên tàu “vài ngày” lúc mới bị bắt và chuyện này đã được công khai. Ông từ chối bình luận về những báo cáo nói rằng tàu chiến Mỹ đậu ở gần đảo san hô Diego Garcia được dùng làm “nhà tù nổi”.

Ở Diego Garcia, hải quân Mỹ đã xây dựng một căn cứ hải quân sử dụng 1.700 quân nhân có tên gọi là Trại công lý. Nhật báo Canada The Toronto Star, dẫn các nguồn tin tình báo cho biết rằng đảo này là một mắt xích trong mạng nhà tù bí mật của CIA. Tại đây giam giữ những nghi phạm là phần tử khủng bố có giá trị cao. Luật pháp Mỹ và quốc tế không thể biết và cũng không thể can thiệp.

Vẫn theo tờ báo Canada nói trên, những “tù nhân ma” bị đối xử tệ hại hơn tù nhân trong trại tù khét tiếng Abu Ghraib và Guantanamo nhiều. John Pike, nhà phân tích các vấn đề quốc phòng Mỹ, giải thích: “Diego Garcia là một nơi lý tưởng để CIA thiết lập một cơ sở bí mật. Tù nhân không thể vượt ngục, không ai có thể tấn công nó, không cặp mắt nào dòm ngó tới, ở đó người ta còn có thể tiến hành nhiều hoạt động khác”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo