xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Úc bất an vì quân phục “made in China”

Đỗ Quyên (Theo News.com.au)

(NLĐO)- Giới lập pháp Úc đang gia tăng quan ngại về khả năng Trung Quốc dùng công nghệ mới để theo dõi dấu vết của các quân nhân nước này sau khi phát hiện một công ty của Trung Quốc được trao một hợp đồng may đồng phục cho Lực lượng Phòng vệ Úc.

Vấn đề này đã nổi lên trong cuộc họp quốc hội Úc hôm 19-10. Cuộc họp đi sâu vào vấn đề đánh giá danh mục đầu tư quốc phòng nước này có thể tập trung vào khả năng của Úc chống suy giảm sức mạnh chiến đấu, chương trình mua sắm vũ khí khổng lồ và chiến tranh ở Trung Đông.

Nhiều câu hỏi đã được đặt ra cho quân đội nước này trong vấn đề quân phục. Theo đó, trong khi các đồng phục chiến đấu bao gồm giày, vớ (tất), mũ (món) được làm tại Úc, một cuộc đấu thầu năm 2015 để làm quần áo đồng phục lại không xuất hiện một công ty của Úc nào đủ năng lực đảm nhiệm. Hợp đồng đó cuối cùng được trao cho công ty Quân phục (ADA) có trụ sở ở Canada. Tuy nhiên, sau đó ADA đã ký hợp đồng phụ với một công ty Trung Quốc.

Thượng nghị sĩ đảng Lao động từ bang Victoria - ông Kim Carr đã chất vấn các lãnh đạo Bộ Quốc phòng Úc rằng liệu họ có biết công ty mẹ của ADA là Logistik Unicorp có trụ sở ở Canada vốn nổi tiếng vì công nghệ xác định tần số radio để tìm dấu vết của các khoáng sản thô và các loại hàng hóa. Vị nghị sĩ cũng đặt câu hỏi rằng liệu quân đội có biết liệu họ có biết các quân phục khi may có bị gắn thiết bị theo dõi hay không.


Bộ trưởng Quốc phòng Úc Marise Payne và Phó đô đốc hải quân Úc Ray Griggs tại cuộc họp. Ảnh: news.com.au

Bộ trưởng Quốc phòng Úc Marise Payne và Phó đô đốc hải quân Úc Ray Griggs tại cuộc họp. Ảnh: news.com.au

Thiếu tướng David Coghlan – người đứng đầu cơ quan công nghiệp của quân đội Úc thừa nhận rằng ông không biết câu trả lời đối với câu hỏi liệu ông có biết liệu nhà thầu phụ của Trung Quốc có thuộc Chính phủ Trung Quốc hay liên quan tới Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) hay không.

Ông Coghlan cho biết ông không thể nói phải ưu tiền kiểm tra an ninh gì đối với hợp đồng đã được chuyển giao và liệu giới chức Úc có thực hiện kiểm toán với nhà máy Trung Quốc làm việc với nhà thầu phụ hay không.

Sau khi tìm hiểu thêm, ông Coghlan trở lại cuộc họp và xác nhận rằng nhà thầu Trung Quốc là một công ty tư nhân tên là Shandong Yeliya vốn không hề sản xuất quân phục cho quân đội Trung Quốc và cũng không liên quan tới Chính phủ hay quân đội Trung Quốc. Tuy nhiên, sau đó, khi được hỏi là liệu ông có biết các cổ đông của các nhà thầu phụ Trung Quốc này không thì vị quan chức của quân đội Úc lại không trả lời được.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo