Tờ The Guardian (Anh) mới đây đưa tin số lượng cá voi mắc cạn nói trên được một ngư dân địa phương phát hiện vào lúc 6 giờ ngày 23-3 (giờ địa phương).
Nỗ lực cứu hộ vẫn đang được tiến hành ở Vịnh Hamelin để cứu 15 con cá voi mắc cạn còn sống sót.
Lực lượng cứu hộ hiện đang cố gắng duy trì tính mạng cho 15 con cá voi còn sống sót. Ảnh: ABC News
Ảnh: ABC News
Jeremy Chick, người chỉ đạo nỗ lực cứu hộ gần thị trấn Augusta, cho biết một trong những ưu tiên hàng đầu ở thời điểm hiện tại là duy trì tính mạng cho 15 con cá voi còn sống và đảm bảo an toàn cho những ai tham gia quá trình cứu hộ trước khi nỗ lực đưa cá voi trở lại biển được tiến hành.
"Sức mạnh của cá voi cùng với điều kiện thời tiết lộng gió và nhiều khả năng ẩm ướt sẽ ảnh hưởng đến địa điểm cũng như thời điểm chúng tôi đưa chúng trở lại biển" – ông Jeremy cho biết.
135 trong tổng số 150 cá voi mắc cạn vào sáng 23-3 đã chết. Ảnh: ABC News
Ảnh: ABC News
Giới chức đã cảnh báo người dân cẩn thận khi đến vùng biển lân cận vì những con cá voi chết hay đang hấp hối có thể thu hút cá mập đến gần bờ. Một con cá mập dài 3 m đã được phát hiện tại Vịnh Hamelin chỉ vài giờ sau khi đàn cá voi bị mắc cạn.
Lần cá voi mắc cạn quy mô lớn nhất ở bang Tây Úc diễn ra vào năm 1996 với 320 con cá voi đầu tròn vây dài gặp nạn ở thị trấn Dunsborough.
Giới chức cảnh báo người dân cẩn thận khi đến vùng biển lân cận vì số cá voi chết có thể thu hút cá mập bơi đến gần bờ. Ảnh: ABC News
Ảnh: Western Australia Government
Cá voi đầu tròn vây ngắn sinh sống tại vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới, mỗi đàn thường khoảng dưới 100 con.
Đài BBC (Anh) trích dẫn giới chuyên gia cho biết cá voi mắc cạn khi chúng bị ốm, bị thương hay bơi sai hướng và đôi khi, những con cá voi mắc cạn có thể phát ra tín hiệu kêu cứu, khiến những con khác tiếp cận và mắc cạn theo.
Cá voi đầu tròn vây ngắn thường sinh sống thành đàn tại vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ảnh: ABC News
Ảnh: ABC News
Bình luận (0)