xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vắc-xin đón đầu làn sóng Covid-19 mới

XUÂN MAI

Khi Covid-19 mới bùng phát, Mỹ mất 100 ngày để ghi nhận 1 triệu ca nhiễm nhưng trong làn sóng dịch thứ hai, Mỹ vượt mốc 1 triệu ca nhiễm chỉ sau 5 ngày đầu tháng 12

Mỹ hiện có hơn 15 triệu ca nhiễm và hơn 288.000 trường hợp tử vong do dịch Covid-19. Hôm 6-12 (giờ địa phương), nước này ghi nhận số ca nhập viện do Covid-19 cao kỷ lục: Hơn 101.000 người, đe dọa làm quá tải hệ thống y tế.

Theo đài CNN, khoảng 33 triệu dân ở bang California sẽ phải tuân thủ các quy định mới về tự cách ly tại nhà, có hiệu lực từ ngày 6-12 và có thể kéo dài đến ngày 4-1-2021. Theo hãng tin Reuters, ông Moncef Slaoui, cố vấn trưởng của sáng kiến "Chiến dịch Thần tốc" về phát triển vắc-xin Covid-19 thuộc chính phủ Mỹ, cho biết ông dự định thảo luận với ông Joe Biden, người được gọi tên chiến thắng trong cuộc bầu cử Mỹ, trước khi đợt tiêm vắc-xin đầu tiên dự kiến diễn ra vào tháng này.

Tại Liên minh châu Âu (EU), làn sóng dịch Covid-19 thứ hai gây chết chóc nhiều hơn đợt bùng phát đầu tiên - với số ca tử vong mỗi ngày vượt qua con số 4.000 ca hôm 24-11, lần đầu tiên kể từ tháng 4 tới nay. Theo tờ The New York Times, 16 quốc gia EU ghi nhận số ca tử vong trong 3 tháng đầu của đợt dịch thứ hai cao hơn con số tử vong trong 8 tháng của đợt dịch đầu tiên (từ tháng 2 đến tháng 9). 

Chẳng hạn, Cộng hòa Czech ghi nhận dưới 500 ca tử vong trong đợt 1 nhưng tính từ ngày 1-9 đến nay đã có gần 8.000 ca tử vong.

Vắc-xin đón đầu làn sóng Covid-19 mới - Ảnh 1.

Người dân dùng bữa tối ở TP San Francisco, bang California - Mỹ trước khi quy định tự cách ly tại nhà có hiệu lực hôm 6-12 Ảnh: REUTERS

Nhiều quốc gia EU đã tăng cường các biện pháp cứng rắn và kéo dài lệnh phong tỏa như Đức và Hy Lạp. Đối mặt làn sóng lây nhiễm thứ 3, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hôm 7-12 đã kêu gọi mở rộng các cuộc xét nghiệm và truy vết ca nhiễm trong bối cảnh nước này đã có hơn 38.000 ca nhiễm và 549 ca tử vong.

Tại Ấn Độ, nơi có số ca nhiễm cao thứ hai thế giới, Viện Huyết thanh Ấn Độ - nhà sản xuất vắc-xin lớn nhất thế giới - đã xin cấp phép sử dụng khẩn cấp vắc-xin ngừa dịch Covid-19 của hãng dược AstraZeneca (Anh - Thụy Điển). Động thái trên nối gót bước đi tương tự của hãng Pfizer (Mỹ) hôm 5-12. 

Không đứng ngoài cuộc, Công ty Sinovac Biotech (Trung Quốc) đã rót thêm 515 triệu USD nhằm tăng gấp đôi khả năng sản xuất vắc-xin. Hãng Sinovac Biotech cho biết họ có thể sản xuất 300 triệu liều vắc-xin CoronaVac mỗi năm và đặt mục tiêu tăng sản lượng lên 600 triệu liều/năm vào cuối năm 2020.

Hôm 6-12, Indonesia đã nhận được 1,2 triệu liều vắc-xin do Công ty Sinovac Biotech phát triển. Các quan chức Indonesia cho biết có thể bắt đầu tiêm phòng sớm nhất vào tháng 1-2021. Tại Anh, đợt tiêm phòng đầu tiên dự kiến bắt đầu trong ngày 8-12 (giờ địa phương) và chương trình tiêm phòng đại trà được mở rộng tại 1.000 trung tâm y tế trong những tuần tới. 

Anh là quốc gia phương Tây đầu tiên triển khai tiêm vắc-xin Covid-19 sau khi các cơ quan quản lý phê duyệt sử dụng khẩn cấp vắc-xin của 2 hãng dược Pfizer và BioNTech (Đức) hôm 2-12. Chính phủ Anh đã mua 40 triệu liều để đủ tiêm cho 20 triệu người với 2 liều/người. Những đối tượng ưu tiên gồm người trên 80 tuổi, nhân viên y tế tuyến đầu, nhân viên tại các nhà dưỡng lão.

Trước Anh, Nga đã bắt đầu đợt tiêm vắc-xin Covid-19 quy mô lớn đầu tiên tại thủ đô Moscow hôm 5-12. Nga đặt mục tiêu sản xuất hơn 1 tỉ liều vắc-xin Sputnik V vào năm tới. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo