xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vanuatu: Đảo hạnh phúc

THẢO HƯƠNG <EM>tổng hợp</EM>

Tứ quái The Beatles từng tuyên bố rằng tiền không mua được tình yêu. Giờ đây một tổ chức kinh tế khẳng định với cả thế giới rằng tiền cũng không mua được hạnh phúc. Bằng chứng là, tính theo chỉ số hạnh phúc hành tinh (HPI), sống ở các nước giàu có không hẳn là hạnh phúc và nơi hạnh phúc nhất trên hành tinh này chính là đảo quốc tí hon Vanuatu ở Thái Bình Dương

Ơ Vanuatu có gì? Hầu như chẳng có gì xét về mặt tiện nghi hiện đại. Ở đó có rất ít máy lạnh, rạp chiếu bóng, xe hơi, máy vi tính, càng không có cửa hàng thức ăn nhanh kiểu McDonald hay siêu thị bề thế v.v... Nhưng người dân ở đó sống ung dung tự tại đến 90 tuổi là chuyện thường.

Thế nào là hạnh phúc?

HPI là một chỉ số được dùng làm thước đo tiến bộ của loài người do hai tổ chức Quỹ Kinh tế mới (NEF) và Những người bạn của trái đất có trụ sở chính tại London (Anh) xây dựng. Chỉ số này bao gồm ba yếu tố: tuổi thọ, khỏe mạnh về thể chất và tinh thần và mức độ tàn phá môi trường. Nước nào biết sử dụng khôn khéo tài nguyên để người dân sống lâu, mạnh khỏe và hạnh phúc thì người dân nước đó được coi là hạnh phúc nhất. Theo tiêu chí này, tất cả các nước có nền công nghiệp phát triển – cũng đồng nghĩa với xâm hại môi trường nặng nề nhất – đều thua xa một số nước đang phát triển, môi trường sạch và xanh.

Vấn đề nói trên tuy nhiên sẽ không được thảo luận ở Hội nghị cấp cao G8 nhóm họp vào cuối tuần này tại thành phố St. Petersburg, Nga. G8 có nghĩa là 8 nước giàu có nhất hành tinh. Thế nhưng mỉa mai thay, tất cả đều bị xếp hạng thấp lè tè theo chỉ số HPI. Nước chủ nhà Nga, chẳng hạn, đứng hạng 172/178, Mỹ hạng 150, Pháp hạng 128 và Anh hạng 108, dưới cả Libya. Nước cầm đèn đỏ trong bảng xếp hạng là Zimbabwe ở châu Phi. Cuộc sống tại đây quả là đáng sợ bởi tỉ lệ lạm phát trên 1.200%, còn tuổi thọ trung bình chỉ có 37 tuổi.

Ở các nước G8 người ta vẫn chú ý nhiều hơn đến chỉ số GDP (tổng thu nhập nội địa) vốn là một thước đo truyền thống trong lĩnh vực kinh tế để phân biệt giàu nghèo. Và chắc chắn giá trị chỉ số GDP sẽ còn tồn tại dài dài, còn chỉ số HPI chỉ mang tính chất tham khảo tuy rằng nó là một vấn đề khiến các nhà kinh tế thế giới phải suy nghĩ nhiều hơn bởi con người ta lúc nào cũng cần một cuộc sống thoải mái, không phải lo âu nhiều, không lệ thuộc quá nhiều vào vật chất.

Đảo quốc Vanuatu có 83 hòn đảo và người dân (chừng 220.000 người) nói 120 ngôn ngữ khác nhau nhưng không có xung đột sắc tộc hay tôn giáo. Đó là một đất nước hết sức bình yên, đậm đà màu sắc dân tộc và trên hết không bị ảnh hưởng bởi những rắc rối của thế giới bên ngoài. Một trong những nét đặc sắc của Vanuatu là văn hóa bản địa (tồn tại từ hơn 4.000 năm nay) có sức sống mãnh liệt đề kháng tốt ảnh hưởng văn hóa phương Tây.

Vanuatu nghèo, lối sống không khác mấy so với mấy ngàn năm trước đây, thậm chí không văn minh lắm theo nghĩa ăn mặc phải mốt, đi xe hơi, ở nhà lầu nhưng không hề lây nhiễm những căn bệnh thâm căn cố đế của phương Tây mà phổ biến nhất là lòng tham.

Bằng lòng với cái mình có

Môi trường ở Vanuatu rất sạch, chính phủ chưa bao giờ phải đau đầu vì vấn đề ô nhiễm. Ở thủ đô Port Vila có rất ít xe hơi cho nên cả thành phố không có cây cột đèn giao thông nào. Hiện nay chính phủ đang có kế hoạch dùng dầu dừa (Vanuatu có rất nhiều cây dừa) làm nhiên liệu sinh học thay thế xăng dầu. Cả Vanuatu dùng rất ít điện, nước. Ngoài Port Vila, dân làng chỉ xài nước giếng, tắm sông.

Nhằm làm sáng tỏ kết quả nghiên cứu của NEF, báo Vanuatu điện tử nhận xét: “Chúng tôi cảm thấy hạnh phúc bởi vì chúng tôi bằng lòng với những gì mình có dù rất ít ỏi. Xã hội của chúng tôi không hướng về một xã hội tiêu dùng. Cuộc sống ở đây nặng tính cộng đồng, gia đình và tình làng nghĩa xóm. Ở đây bạn không phải lo lắng nhiều. Chúng tôi chỉ sợ bão tố và động đất (thỉnh thoảng mới có mà thôi)”.

Việc nước Colombia được xếp hạng nhì trong bản danh sách của NEF chỉ đứng sau Vanuatu là một bất ngờ lớn đối với dư luận các nước phương Tây. Bấy lâu nay, Colombia được các nước phương Tây biết đến nhiều vì là nước sản xuất ma túy hàng đầu thế giới và bất ổn xã hội. Andrew Simms, Giám đốc Chính sách của NEF, nhận định: “Đồng ý là Colombia có vấn đề về ma túy và xung đột xã hội nhưng đa số người dân nước này không nghiện ma túy hay tham gia các vụ xung đột. Chỉ có cuộc sống ở các đô thị mới có vấn đề nhưng hiện trạng này phổ biến ở tất cả các đô thị trên thế giới chớ không riêng gì Colombia”.

Ý nghĩa lớn nhất của bảng xếp hạng 178 nước về mặt hạnh phúc của NEF là chúng ta có thể đạt tới một cuộc sống hạnh phúc và trường thọ nếu môi trường – yếu tố mang tính quyết định - không bị tàn phá khốc liệt như ngày nay (khai thác quá mức rừng, thủy hải sản, dầu mỏ v.v...).

20 nước sống hạnh phúc nhất

Sống ở Mỹ, Úc hay Pháp chưa chắc hạnh phúc bằng sống ở Việt Nam. Điều này được thể hiện trên bảng xếp hạng của NEF và tổ chức Những người bạn của trái đất. Dưới đây là danh sách 20 được xem là nơi người dân sống hạnh phúc nhất trong số 178 nước trên thế giới. Trong số này, tuyệt nhiên không có các nước giàu có.

img

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo