Chấp nhận số tiền trên, Chủ tịch ECOWAS Jean-Claude Brou đã gửi lời cảm ơn đến Trung Quốc và xác nhận sự cam kết của tổ chức đối với quá trình hợp tác tương lai ECOWAS – Trung Quốc.
Ông Brou đã mô tả hành động nói trên là thiện chí của Trung Quốc. Tuy nhiên, giới chỉ trích đã nghi ngờ về động cơ của Bắc Kinh khi quyên góp số tiền nói trên vì hành động này có thể đặt Trung Quốc vào vị trí trung tâm chính trị Tây Phi.
Trụ sở AU ở thủ đô Addis Ababa – Ethiopia, được Trung Quốc xây tặng. Ảnh: Telegraph
Trước đó, vào đầu năm nay, nhật báo Le Monde (Pháp) trong một bài đăng đã nghi ngờ Bắc Kinh theo dõi tổ chức Liên minh châu Phi (AU) thông qua hệ thống máy tính họ giúp cài đặt. Trích dẫn các nguồn tin mật, Le Monde khẳng định dữ liệu được truyền từ các hệ thống AU đặt tại Ethiopia về máy chủ ở TP Thượng Hải – Trung Quốc.
Cả Bộ Ngoại giao Trung Quốc và AU khi đó đều chỉ trích thông tin của Le Monde là "vô căn cứ".
Đây không phải là lần đầu tiên tài trợ các công trình tại trung tâm chính trị khu vực châu Phi cận Sahara.
Vào năm 2012, Bắc Kinh xây tặng trụ sở cho AU ở thủ đô AddisAbaba – Ethiopia. Với giá 200 triệu USD, đây là công trình hỗ trợ xây dựng lớn nhất của Trung Quốc kể từ những năm 1970. Năm 2017, Trung Quốc tài trợ hoàn toàn kinh phí xây trụ sở quốc hội cho Cộng hòa Congo (trị giá 58 triệu USD).
Tổng thống Gambia Adama Barrow bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau lễ ký kết diễn ra ở Bắc Kinh vào ngày 21-12-2017. Hai nước tái thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2016. Ảnh: Reuters
"Rõ ràng, bản thân việc tài trợ cho ECOWAS không có nghĩa là Trung Quốc sẽ gia tăng được ảnh hưởng. Tuy nhiên, nó phát đi một tín hiệu rằng TrungQuốc đang đưa mình vào vị trí của một người bạn đáng tin đối với các tổng thống châu Phi…Điều này sẽ tạo ra được sức ảnh hưởng đối với mọi quyết định… không có chuyện quà biếu không đâu" – Iran Taylor, chuyên gia nghiên cứu quan hệ quốc tế và kinh tế chính trị châu Phi tại Trường ĐH St Andrews (Scotland), cho hay.
Theo tổ chức AidData, viện trợ toàn cầu của Trung Quốc đang tăng, trong đó ít nhất 70% chảy về châu Phi (giai đoạn 2000-2014).
Các quốc gia châu Phi vốn từ lâu là nơi tranh giành ảnh hưởng của Trung Quốc và Đài Loan. Trong bối cảnh Bắc Kinh hỗ trợ và cung cấp các thỏa thuận tài chính cho những quốc gia cắt đứt quan hệ với Đài Loan và công nhận đây là 1 phần của Trung Quốc, châu Phi hiện chỉ còn 2 quốc gia chính thức Đài Loan là Burkina Faso và Swaziland, theo CNN.
Bình luận (0)