icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Việt Nam nằm trong vùng rơi của vệ tinh UARS

Hải Ngọc (Theo BBC)

(NLĐO) – Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết vệ tinh nặng gần 6 tấn USRS sẽ rơi xuống trái đất chiều tối nay 23-9 hoặc ngày 24-9 (theo giờ GMT, tức rạng sáng hoặc trong ngày 24-9 theo giờ Việt Nam).

Tuy nhiên, đến nay NASA vẫn chưa chắc chắn về thời điểm cũng như địa điểm vệ tinh Nghiên cứu thượng tầng khí quyển (UARS) sẽ rơi.
 
Ban đầu, NASA dự đoán UARS sẽ rơi vào hôm qua, 22-9, và nhiều khả năng rơi xuống Nam Băng Dương. Tuy nhiên, kết quả tính toán này chỉ là bước đầu với tính chính xác khoảng 10% nên sau đó đã được cập nhật lại.
 
img
UARS ngưng hoạt động từ năm 2005 do hết nhiên liệu. Ảnh: NASA 
  
NASA nhận định UARS sẽ vỡ thành hơn 100 mảnh trong quá trình rơi, hầu hết các mảnh vỡ sẽ cháy hết do ma sát với không khí. 26 mảnh còn lại, phần nhiều là các khoang nhiên liệu, có thể “sống sót” và rơi phủ khắp một khu vực có chiều dài 1.000 – 2.000 km và rộng 400 – 500 km, tuy nhiên sẽ không rơi ở khu vực Bắc Mỹ, theo tính toán mới nhất của NASA.

img
Bạn cài Flash Player để xem được Clip này.

Mô phỏng quỹ đạo rơi của vệ tinh UARS. Nguồn: Reuters
 
Do 70% bề mặt trái đất là nước nên khả năng các mảnh vỡ rơi xuống biển dễ xảy ra nhất, nhưng nhiều mảnh vỡ có thể “hạ cánh” trên đất liền. UARS có thể rơi ở bất cứ nơi nào giữa vĩ độ 57 độ vĩ Bắc và 57 độ vĩ Nam của xích đạo, tức là trải rộng từ cực Bắc của nước Anh đến cực Nam của Nam Mỹ. Đây vốn là khu vực đông dân nhất thế giới.
 
Lãnh thổ và vùng biển Việt Nam trải dài từ 8º27' – 23º23' độ vĩ Bắc nên cũng nằm trong khu vực hứng các mảnh vỡ. Tuy nhiên, địa điểm chính xác chỉ có thể được kết luận 2 giờ trước khi vệ tinh tiến vào khí quyển.
 
NASA cũng cho rằng khả năng gây nguy hiểm cho cuộc sống con người của UARS là 1/3.200, cao hơn giới hạn an toàn 1/10.000 mà NASA đề ra, nhưng không quên nhấn mạnh trước giờ chưa có ai bị thương do những mảnh vỡ rơi từ vũ trụ.
 
img
 Khu vực có thể hứng mảnh vỡ của vệ tinh. Đồ họa: BBC
   
Vệ tinh UARS được tàu con thoi Discovery đưa lên vũ trụ năm 1991 để nghiên cứu khí quyển trái đất, đặc biệt là tầng ozone. Năm 2005, UARS ngừng hoạt động do hết nhiên liệu và trở thành một trong những khối rác vũ trụ lớn nhất gần trái đất và được Không quân Mỹ theo dõi sát sao.

img
Bạn cài Flash Player để xem được Clip này.

Một nhà thiên văn học nghiệp dư người Pháp tên Theirry Legault tình cờ quay lại được
hình ảnh UARS xoay qua miền nam nước Pháp ngày 15-9. Nguồn: BBC
 
Nặng hơn 6 tấn với kích cỡ tương đương chiếc xe buýt, UARS cũng là một trong những vệ tinh lớn nhất của Mỹ rơi không kiểm soát trong hơn 30 năm qua.
 
Tuy nhiên, UARS không là gì nếu so với trạm không gian Skylab, cũng rơi không kiểm soát vào năm 1979, bởi lẽ Skylab nặng gấp 15 lần UARS. Skylap đã rơi xuống miền tây nước Úc, khiến chính phủ nước này đòi Mỹ bồi thường… 400 USD để thu dọn các mảnh vỡ.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo