xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vũ khí sinh học từ vi khuẩn

GIA HÒA

Burkholderia pseudomallei là một loại vi khuẩn độc tính cao với tỉ lệ gây tử vong có thể lên đến gần 50%

Nhà chức trách bang Lousiana - Mỹ đang điều tra vụ một loại vi khuẩn chết người lọt ra từ phòng thí nghiệm thuộc Trung tâm Nghiên cứu Linh trưởng Quốc gia Tulane, cách TP New Orleans khoảng 80 km về phía Bắc và là một nơi được bảo vệ nghiêm ngặt.

Độc tính cao

Loại vi khuẩn chết người nói trên có tên Burkholderia pseudomallei, có nguồn gốc ở khu vực Đông Nam Á và phía Bắc Úc. Một khi bị nhiễm vào đất và nước, loại vi khuẩn nguy hiểm này có thể lây lan cho người và động vật. Burkholderia pseudomallei có thể gây ra một căn bệnh rất nguy hiểm ở người và động vật gọi là bệnh Melioidosis với các triệu chứng như sốt, đau đầu, đau cơ khớp, dễ bị nhầm lẫn với bệnh viêm phổi hoặc lao. Thời gian ủ bệnh có thể kéo dài từ 1 ngày đến vài năm khiến nhiều người mắc căn bệnh này mà không hề hay biết cho đến khi xuất hiện các triệu chứng.

Trung tâm Nghiên cứu Linh trưởng Quốc gia Tulane Ảnh: TRƯỜNG ĐH TULANE
Trung tâm Nghiên cứu Linh trưởng Quốc gia Tulane Ảnh: TRƯỜNG ĐH TULANE

Burkholderia pseudomallei là loại vi khuẩn độc tính cao với tỉ lệ gây tử vong có thể lên đến gần 50% nên bị xem là có nguy cơ bị sử dụng để chế tạo vũ khí sinh học. Theo Trung tâm An ninh Y tế UPMC, một số nước trên thế giới đã sử dụng loại vi khuẩn này như một vũ khí sinh học vì chúng có thể thu được dễ dàng từ đất và nước, đồng thời được biến đổi để chống lại các chất kháng sinh khác nhau. Ở Thái Lan, vi khuẩn Burkholderia pseudomallei đã từng gây ra đại dịch với tỉ lệ tử vong lên tới 50%, trong khi tỉ lệ tử vong của những người nhiễm vi khuẩn này ở Úc là 20%. Theo Bộ Y tế Úc, trong giai đoạn từ năm 2000-2009, có 176 người nhiễm vi khuẩn Burkholderia pseudomallei ở bang Queensland.

Do sơ suất an ninh?

Nhà chức trách địa phương cho rằng do những sơ suất trong công tác an ninh, Trung tâm Nghiên cứu Linh trưởng Quốc gia Tulane đã để lọt vi khuẩn nói trên ra bên ngoài trong khi nghiên cứu một loại vắc-xin chống lại nó hồi tháng 11-2014. Ngay sau đó, người ta phát hiện 4 con khỉ bị nhốt trong những chiếc lồng bên ngoài phòng thí nghiệm bị phơi nhiễm với vi khuẩn, trong đó 2 con bị bệnh và bị tiêu hủy.  Ngoài ra, một nhân viên điều tra liên bang bị nhiễm vi khuẩn 24 giờ sau khi đến kiểm tra cơ sở nghiên cứu nói trên hồi tháng 1 qua.  Dù vậy, hiện chưa rõ người này bị nhiễm vi khuẩn ở đâu vì cô ta từng đi ra nước ngoài trước đó.

Ông Andrew Lackner, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Linh trưởng Quốc gia Tulane, cho biết đến nay, 13 mẫu đất và 39 mẫu nước lấy từ trung tâm đều có kết quả xét nghiệm âm tính với Burkholderia pseudomallei. Tuy nhiên, chuyên gia Richard Ebright nhận định: “Số mẫu thử còn quá ít để có thể xác định môi trường có nhiễm khuẩn hay không vì Burkholderia pseudomallei không sống rải rác mà thường co cụm thành một ổ. Do đó, nếu không lấy thật nhiều mẫu, rất dễ lấy đúng phần đất hoặc nước cho kết quả âm tính dù ổ vi khuẩn ở ngay bên cạnh”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo