Tuy nhiên, chuyến đi lịch sử có chút khởi đầu không suôn sẻ khi chiếc thang bằng vàng để ông xuống máy bay bị kẹt.
Chiếc thang máy được thiết kế khá tinh vi cho phép Quốc vương Salman đứng trên bậc thang rồi nó di chuyển đưa ông xuống đất từ trên máy bay. Thế nhưng, lần này, khi đang di chuyển nửa chừng, chiếc thang bỗng dưng dừng lại, khiến vị vua không khỏi bối rối khi kẹt giữa không trung.
Thang của Quốc vương Ả Rập Saudi Salman gặp chút sự cố, ông phải dừng lại giữa chừng khi đang xuống máy bay. Ảnh: Rubly TV
Sau khi đứng bất động khoảng 20 giây, Quốc vương Salman cùng đoàn hộ tống đã tự bước xuống khi nhận ra chiếc thang không di chuyển nữa.
Tại hội trường St Andrew của Điện Kremlin hôm 5-10, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ca ngợi chuyến thăm của Quốc vương Ả Rập Saudi là sự kiện cột mốc.
Đáp lại, ông Salman gọi Nga là một quốc gia thân thiện và khẳng định rằng đất nước của ông cam kết tăng cường các quan hệ vì lợi ích hòa bình và an ninh.
Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Moscow của một vị vua từ Ả Rập Saudi. Ảnh: Reuters
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ca ngợi chuyến thăm của Quốc vương Ả Rập Saudi là sự kiện cột mốc. Ảnh: TASS
Hai bên nhất trí một số dự án kinh doanh hợp tác và tiết lộ thương mại hai bên đã đạt 2,8 tỉ USD trong năm 2016.
Hai bên cũng thông báo các thỏa thuận đầu tư và hợp tác kinh doanh lớn để gắn kết thêm quan hệ. Tổng thống Putin và Quốc vương Salman ký các thỏa thuận từ buôn bán vũ khí tới hợp tác về vũ trụ.
Chuyến thăm của Quốc vương Ả Rập Saudi Salman tới Nga kéo dài 3 ngày, nội dung của chuyến thăm tập trung vào vấn đề khủng hoảng Syria và các thỏa thuận năng lượng. Ảnh: EPA
Quan hệ giữa hai nước Nga và Ả Rập Saudi cũng trải qua không ít lần căng thẳng. Trong suốt Chiến tranh Lạnh, Ả Rập Saudi từng trợ giúp vũ khí cho các lực lượng nổi dậy ở Afghanistan chống lại Liên Xô.
Cũng giống như Nga, Ả Rập Saudi cũng chịu ảnh hưởng lớn vì sự sụt giảm của giá dầu từ giữa năm 2014. Bất chấp những bất đồng về khu vực, hai quốc gia sản xuất dầu hàng đầu thế giới này đã tìm thấy những điểm chung trong chính sách năng lượng hồi tháng 11-2016 khi họ dẫn đầu một thỏa thuận giữa OPEC và các quốc gia không thuộc OPEC nhằm cắt giảm sản xuất dầu để tăng giá dầu thô.
Cho tới nay, thỏa thuận này đã giữ cho giá dầu hồi phục nhẹ ở mức trên 50 USD/thùng.
Bình luận (0)