Sở dĩ WB muốn nhanh chóng thúc đẩy giải ngân số tiền lớn nhằm giúp Ukraine đối phó xung đột với Nga, các nguồn tin nói với Reuters.
Đặc biệt, khoản vay này không cam kết buộc chính phủ của Tổng thống Volodymyr Zelensky phải chi tiêu nó như thế nào, dùng vào mục đích gì.
"Hội đồng quản trị WB sẽ xem xét thông qua khoản vay cho Ukraine vào cuối tuần này, hoặc chậm nhất là sang tuần tới" - hãng Reuters dẫn nguồn tin cho biết - "Việc giải ngân sẽ được thực hiện trong vòng vài ngay sau phê duyệt".
Nguồn tin cũng cho biết kế hoạch trên nhận được sự ủng hộ lớn từ ban điều hành WB gồm 25 thành viên, bất chấp sự phản đối từ giám đốc điều hành của Nga. Mỹ và các đồng minh phương Tây kiểm soát đa số cổ phiếu nên có quyền biểu quyết duyệt giải ngân cho Ukraine.
Việc giải ngân khoản vay 350 triệu USD này có thể "cấp tốc" nhưng WB chỉ đồng ý giao cho chính phủ của Tổng thống Zelensky, bằng không nó sẽ bị giữ lại ngay lập tức, nguồn tin cho biết thêm.
Ngân hàng Thế giới muốn sớm giải ngân khoản vay bổ sung 350 triệu USD cho Ukraine. Ảnh: Reuters.
Người phát ngôn của Bộ Tài chính Mỹ hiện vẫn từ chối bình luận về kế hoạch cho vay.
Trước đó, hôm 19-2, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Chủ tịch WB David Malpass đã có buổi gặp gỡ để bàn về khoản vay 350 triệu USD. Tại buổi trao đổi, Chủ tịch David Malpass cho biết WB sẵn sàng giải ngân cho Ukraine khoản vay này.
Khi việc giải ngân hoàn tất, đồng nghĩa WB cho Ukraine vay số tiền lên tới 1,5 tỉ USD trong năm qua, bao gồm bao gồm các khoản cho vay để ứng phó và tiêm chủng Covid-19, cải thiện mạng lưới điện và giáo dục.
WB cũng đã hỗ trợ Ukraine tổng cộng 2,3 tỉ USD kể từ khi xảy ra đại dịch Covid-19 đầu năm 2020 và gần 14 tỉ USD kể từ khi nước này gia nhập tổ chức năm 1992.
Cùng với WB, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) được cho là cũng đang xem xét khoản hỗ trợ lớn đối với chính phủ và nhân dân Ukraine để đối phó với cuộc khủng hoảng hiện nay.
Cũng liên quan đến xung đột Nga - Ukraine, hôm 28-2, hãng Apple (Mỹ) cho biết họ tạm dừng mọi hoạt động bán sản phẩm ở Nga.
Hiện tại trên các kệ hàng và cả cửa hàng trực tuyến ở Nga đều không còn bất cứ sản phẩm nào của hãng Apple, theo CNBC.
Apple đã tạm dừng mọi hoạt động bán sản phẩm tại Nga. Ảnh: Reuters.
Tuần trước, Dell cho biết cũng đình chỉ việc bán hàng ở Nga và Ukraine. Nike cũng ngừng bán các sản phẩm ở Nga, theo một thông báo được đăng trên trang web của công ty.
Ford đã đình chỉ các hoạt động liên doanh ở Nga, hãng xe hơi nổi tiếng của Mỹ cho biết hôm 28-2.
Chưa hết, cùng ngày Tập đoàn Exxon Mobil (Mỹ) cũng tuyên bố hủy bỏ dự án dầu khí tự nhiên lớn ở Nga, trở thành đối tác dầu khí phương Tây mới nhất "nghỉ chơi" với Nga kể từ khi xảy ra xung đột ở Ukraine hôm 24-2.
Bình luận (0)