xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xì-căng-đan tại Nghị viện châu Âu

Nguyễn Cao

Sóng gió đã diễn ra trong phiên họp ngày 2-7 của Nghị viện châu Âu. Mọi sự bắt đầu từ một lời nhận xét gay gắt của nghị sĩ Đức Martin Schultz: “Berlusconi không chịu trách nhiệm về QI (chỉ số thông minh) của các bộ trưởng của mình nhưng phải chịu trách nhiệm về những tuyên bố của họ”. Lời nhận xét này nhắm vào cá nhân Umberto Bossi, Chủ tịch Liên đoàn phương Bắc, một đảng Ý có xu hướng bài ngoại, vì ông này tuyên bố những điều còn tệ hại hơn Jorg Haider, lãnh tụ phe cực hữu Áo.

 

Nhiều lần nói hớ

Xì-căng-đan chính trị mà ông Berlusconi gây ra tại Nghị viện châu Âu do nói hớ không phải là vụ đầu tiên. Dưới đây là những câu nói “nổi tiếng” khác:

l Tháng 12-2002: “Những người sắc sảo nhất chắc chắn sẽ tìm được việc làm khác, có thể là làm lậu”. Ông Berlusconi đã phát biểu như thế nhằm khuyến khích những công nhân hãng xe hơi Fiat bị sa thải đi tìm việc ở thị trường lao động đen.

l Tháng 9-2001 (sau sự kiện 11-9): “Chúng ta phải nhận thức rõ ràng về tính ưu việt của nền văn minh của chúng ta. Nó bao gồm một hệ thống giá trị làm cho nhân dân chúng ta sống trong sự phồn vinh, bảo đảm sự tôn trọng nhân quyền và tín ngưỡng. Sự tôn trọng này chắc chắn không hề có ở các nước Hồi giáo”.

Sau đó, Schultz tấn công vào cá nhân ông tân chủ tịch luân phiên Liên hiệp châu Âu: “Nếu là Nicole Fontaine (cựu chủ tịch Nghị viện châu Âu) không thay đổi lập trường, Berlusconi đã mất quyền miễn tố”. Số là cách đây hai năm, Chính phủ Tây Ban Nha đã đề nghị truất quyền miễn tố của ông Berlusconi. Những lời lẽ này của ông Schultz đã làm ông Berlusconi mất bình tĩnh. Ông Berlusconi đập lại: “Một nhà sản xuất đang quay một cuốn phim ở Ý về các trại tập trung của Đức quốc xã. Tôi sẽ giới thiệu ông đóng vai Kapo (cai tù)”. Chính câu nói này được xem là một “quả bom” chính trị làm cả nghị trường sôi động. Nhiều nghị sĩ châu Âu đã phản ứng quyết liệt. Ngay Chủ tịch nghị viện Pat Cox cũng cho rằng: “Thủ tướng Ý đã vượt quá các quy tắc phép lịch sự cơ bản”. Tuy nhiên, trong một cuộc họp báo sau đó, ông Berlusconi cho rằng nhận xét của ông về ông Schultz chỉ mang tính “mỉa mai”, “hoàn toàn không có ý xúc phạm”. Thậm chí ông còn nói nhận xét của ông là “sáng tạo và thích hợp”.

Thủ tướng Đức Gerhard Schroeder lập tức triệu tập đại sứ Ý tại Berlin đến phủ thủ tướng Đức - chớ không phải đến Bộ Ngoại giao như thường lệ - để giải thích về lời nhận xét của ông Berlusconi. Phát biểu trước Quốc hội Đức ngay trong ngày 2-7, ông Schroeder nói việc so sánh trại tập trung Đức quốc xã là “không thể chấp nhận” và ông yêu cầu ông Berlusconi xin lỗi. Theo đài BBC, các lãnh tụ Đảng Dân chủ xã hội mà ông Schultz là thành viên đã đe dọa cắt đứt quan hệ với Hội đồng châu Âu, nay do ông Berlusconi làm chủ tịch, nếu họ không nhận được lời xin lỗi chậm nhất vào lúc 12 giờ 30 phút (giờ quốc tế) hôm qua 3-7. Đài CNN (Mỹ) cũng đưa tin các nghị sĩ Quốc hội Ý thuộc phe đối lập đã yêu cầu ông Berlusconi từ chức. Nhật báo Le Figaro (Pháp) nhận xét rằng với cách ứng xử khiếm nhã ngay từ đầu nhiệm kỳ của ông Berlusconi, 6 tháng làm chủ tịch luân phiên EU của nước Ý sắp tới được dự báo là “lành ít, dữ nhiều”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo